Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điện Biên: Phát triển kinh tế rừng cho hiệu quả "2 trong 1"

Vũ Lợi - 14:43, 28/09/2020

Tỉnh Điện Biên có ít đất nông nghiệp, đời sống người dân phụ thuộc nhiều vào rừng. Bởi vậy, những năm gần đây, thay vì thụ động "ăn rừng" người dân đã chủ động phát triển kinh tế bằng những mô hình trồng thảo quả, sa nhân, dược liệu... dưới tán rừng; bước đầu đem lại hiệu quả "2 trong 1", vừa nâng cao thu nhập, vừa góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng tại xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng tại xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Năm 2013, lần đầu tiên người dân xã biên giới Sín Thầu (huyện Mường Nhé) biết đến mô hình phát triển sinh kế trồng cây sa nhân dưới tán rừng. Do người dân chưa có nhiều thông tin, chưa hiểu rõ giá trị kinh tế của giống cây này, nên đã từ chối tham gia mô hình. Ông Pờ Dần Sinh, bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu khi ấy với vai trò nguyên lãnh đạo xã, Người có uy tín, đã mạnh dạn nhận làm mô hình điểm trồng 1ha sa nhân dưới tán rừng.

Ông Sinh chia sẻ: “Mỗi lần sang cửa khẩu A Pa Chải, thấy người dân bên kia biên giới thu mua sa nhân với giá cao, tôi đã ấp ủ ý định trồng loại cây này dưới tán rừng. Nhưng kinh nghiệm chưa có, cũng không biết lấy loại giống nào cho tốt,trong khi thị trường lại có nhiều loại, mỗi loại quả sa nhân lại bán với giá khác nhau. Sau thời gian tìm hiểu cách trồng, chăm sóc, cộng với việc được thụ hưởng dự án của Nhà nước hỗ trợ, tôi quyết định trồng loại cây sa nhân tím”.

Sau 3 năm triển khai, đến năm 2016, diện tích sa nhân của gia đình ông Sinh cho thu nhập trên 40 triệu đồng. Theo ông Sinh, cây sa nhân tím dễ trồng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, tốn ít công chăm sóc, giá bán cao, cây trồng sau 2 - 3 năm bắt đầu cho thu hoạch. Rễ cây lan tới đâu thì diện tích sa nhân cũng được mở rộng tới đó; nếu chăm sóc tốt, có thể thu hoạch trong thời gian 10 - 12 năm. Ngoài hiệu quả kinh tế, sa nhân tím còn góp phần hạn chế tình trạng cháy rừng, tạo nên thảm thực vật đa dạng, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng sa nhân tím của gia đình ông Sinh, người dân xã Sín Thầu bắt đầu tìm mua hoặc xin hỗ trợ giống cây này từ các chương trình, dự án phát triển sinh kế của huyện về trồng dưới tán rừng. Đến nay toàn xã có gần 50ha sa nhân, trong đó trên 60% diện tích đã được thu hoạch.

Bà Pờ Mỳ Lế, Bí thư Ðảng ủy xã Sín Thầu cho biết: Sau gần 5 năm triển khai, các mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kép, vừa mang lại giá trị kinh tế đồng thời bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Không chỉ phối hợp với lực lượng Biên phòng, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, xã Sín Thầu tiếp tục vận động người dân phát triển trồng sa nhân dưới tán rừng thông qua các dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 30a, 135,Nông thôn mới… Dự kiến thời gian tới diện tích sa nhân của xã sẽ tiếp tục được mở rộng.

Khác với Sín Thầu, người dân xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo) lại tận dụng lợi thế dưới những tán rừng già tự nhiên, độ ẩm lớn để phát triển cây thảo quả. Người dân ở đây hiện đang sở hữu diện tích thảo quả lớn nhất huyện, với gần 84ha đang cho thu hoạch. Gần 25 năm trước, thảo quả được một số người dân trong xã đưa từ Phong Thổ (Lai Châu) về trồng trên nương, sau thấy cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế nên bà con tập trung trồng đại trà. Những năm gần đây, thảo quả được giá, được mùa nên đã là cây chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo cho bà con, với thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 10 - 60 triệu đồng/năm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi Video vay, mượn tiền qua mạng xã hội

Cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi Video vay, mượn tiền qua mạng xã hội

Pháp luật - PV - 5 phút trước
Ngày 31/3, Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp. Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn, lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi Video nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, Công an TP. Hà Nội đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi nhận bất kỳ tin nhắn, cuộc gọi Video với nội dung vay, mượn tiền qua các ứng dụng mạng xã hội.
18 học sinh nhập viện sau khi uống trà sữa, ăn trái cây lắc

18 học sinh nhập viện sau khi uống trà sữa, ăn trái cây lắc

Sức khỏe - PV - 6 phút trước
Ngày 31/3, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam Nguyễn Hữu Trung cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ ngộ độc thức ăn khiến 18 em học sinh nhập viện.
Gia Lai: Xây dựng “Mái ấm tình thương” cho hộ nghèo huyện Ia Pa

Gia Lai: Xây dựng “Mái ấm tình thương” cho hộ nghèo huyện Ia Pa

Nhịp cầu nhân ái - Ngọc Thu - 7 phút trước
Ngày 31/3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phối hợp với Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Hội LHPN huyện Ia Pa khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” và tặng quà cho gia đình hội viên phụ nữ nghèo tại địa phương.
Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk thành công, tốt đẹp

Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk thành công, tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 13 phút trước
Ngày 31/3, Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự có Chủ tịch Công Đoàn viên tỉnh Đắk Lắk Phan Minh; Phó trưởng Ban Dân tộc Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh và 24/24 đoàn viên Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc. Sau nửa ngày làm việc tích cực, Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc Đắk Lắk kết thúc thành công, tốt đẹp.
Kích cầu du lịch hướng tới Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa

Kích cầu du lịch hướng tới Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa

Du lịch - Trọng Bảo - 33 phút trước
Hướng tới Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa (1903 - 2023), chiều ngày 31/3, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sun Group Vùng Tây Bắc tổ chức chương trình Hợp tác kích cầu du lịch. Chương trình có sự tham gia của hơn 70 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại thị xã Sa Pa, nhằm cam kết đưa ra các chương trình ưu đãi, giảm giá xuyên suốt năm 2023, thu hút du khách đến với Sa Pa, Lào Cai.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Tin tức - Mai Hương - 48 phút trước
Ông Đoàn Minh Huấn - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản vừa được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023

Xã hội - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 31/3, tại Trại giam Ngọc Lý (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cấp Trung ương năm 2023.
Nuôi ong rừng trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Nuôi ong rừng trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Kinh tế - Nguyễn Văn Chiến - 1 giờ trước
Theo chân Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải (Yên Bái) Đào Thị Thu Thủy tới thăm mô hình nuôi ong rừng lấy mật của gia đình anh Sùng A Khày, xã Khao Mang, càng thấy rõ hơn sự quyết tâm thoát nghèo, làm giàu của anh Khày cũng như đồng bào Mông trên đỉnh núi Háng Cháng Lừ.
Ninh Thuận: Đồng bào Chăm bảo tồn cây thuốc quý

Ninh Thuận: Đồng bào Chăm bảo tồn cây thuốc quý

Sức khỏe - Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Từ hàng trăm nay nay, đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đã biết sử dụng các loại cây có hoạt tính cao để bào chế các loại thuốc Nam chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Mỗi gia đình người Chăm đều có một bí quyết bốc thuốc riêng, tuyệt đối không truyền cho người ngoài.
Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong 2 ngày, 30 và 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với Viện Âm nhạc thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm và Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường trên địa bàn tỉnh năm 2023.