Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Cứu vớt những phận đời quẫn bách

Phạm Việt Thắng - 10:31, 02/04/2021

"Mới từ Tết ra đến chừ đã có đến 4 người nhảy cầu Bến Thuỷ tự tử, anh em tui chỉ cứu được 2 người. Cứ nghe tiếng kêu cứu, hoặc tiếng hô có người tự tử là lao đi…". Đó là tâm sự của hai anh em Hoàng Văn Mạnh và Đậu Văn Toàn – những người làm nghề chài lưới trên sông Lam (Nghệ An).

Anh em Mạnh – Toàn chuẩn bị cho một chuyến sông nước mới.
Anh em Mạnh – Toàn chuẩn bị cho một chuyến sông nước mới.

Vượt qua lời nguyền

Hoàng Văn Mạnh quê ở tận Quảng Bình. Mấy chục năm trước, cha mẹ anh lênh đênh ra sông Lam mưu sinh rồi “đóng đô” ở đây luôn. Rồi bố mẹ lần lượt qua đời, hơi thở cuối cùng của họ cũng lênh đênh trên con thuyền này. 

Mạnh nối nghiệp cha mẹ, rồi kết duyên với Phúc, cũng là dân sông nước với nhau. Chỉ có điều, quê Phúc ở ngay xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên. Nói là quê nhưng Phúc cũng chưa từng thấy nhà mình có một mảnh đất cắm dùi và cũng chẳng có nghề ngỗng gì ngoài chài lưới

Cưới nhau 10 năm, vợ chồng anh chị mới dựng tạm được căn nhà ở khối 15, phường Bến Thuỷ - TP. Vinh. Nói là nhà, bởi nó được xây bằng gạch và lợp mái tôn, chứ thực ra cũng rất tạm bợ, bên mé sông Lam. Kể từ đây, em trai Phúc – Đậu Văn Toàn cũng thôi học, làm nghề đánh bắt với anh chị.

Toàn nói, dân sông nước có một lời nguyền, nếu cứu người đuối nước thì chính mình phải thế mạng cho hà bá. Vì thế nên nhiều người làm nghề này họ không mặn mà cứu người đuối nước đâu. Nghe thế cũng sợ. Nhưng khi thấy người đuối nước, thì quên béng mất lời nguyền ấy. 

Toàn bảo, lúc đó mình chẳng nghĩ gì ngoài việc cứu người. Lời nguyền đâu không biết, nhưng chắc chắn lương tâm mình sẽ cắn rứt nếu thấy chết mà không cứu giúp. “Nói thật, cũng có những trường hợp đáng ghét lắm, cái bọn nghiện ngập đó, nhưng khi họ gieo mình xuống sông, mình cũng phải bỏ lưới mà cứu vớt”, Toàn chia sẻ.

Dù sinh ra trên sông Lam, nhưng giọng của Hoàng Văn Mạnh vẫn đặc sệt Quảng Bình. Anh thủ thỉ: “Vui lắm khi mà những người được tụi em cứu sống sau đó có được cuộc sống hạnh phúc. Một cô gái bị người yêu phụ bạc, một người chồng bị vợ cắm sừng, một thanh niên là con nợ của bọn cho vay nặng lãi…Mỗi người có một lí do riêng để tìm đến cái chết, không ai giống ai. Nhưng phần lớn họ đã có cuộc sống tốt hơn, tìm được hạnh phúc mới, có công việc ổn định…mừng cho họ, mình cũng vui lây”. 

Mạnh cũng cho biết, từ khi lập thuyền riêng, anh em đã vớt được gần 30 người cùng quẫn. “Có khi hơn nhưng em chỉ nhớ sơ sơ vậy thôi”, Mạnh nhẩm tính.

Nghe gọi là lao đi

Bữa tiệc đầu năm mới để chuẩn bị xuống thuyền của gia đình Mạnh đang ở độ cao trào, thì điện thoại Phúc vang lên. Đầu dây chỉ kịp thông báo, có người vừa nhảy cầu. Hai anh em Mạnh và Toàn bật dậy, vơ vội đèn pin, vụt lao đi trong đêm. 

Chiếc thuyền máy vun vút hướng về cầu Bến Thuỷ, cách đó gần 300 mét. Thuyền vòng vèo hết lượt này đến lượt khác. Mạnh cầm lái, Toàn dọi đèn, hy vọng sớm tìm thấy nạn nhân. Hơn 30 phút quần thảo, tưởng như nạn nhân đã chìm sâu thì bất ngờ Toàn phát hiện được một mớ tóc. “Cô gái vẫn còn sống”, Toàn nói như reo. 

Cầu Bến Thuỷ (TP.Vinh – Nghệ An), nơi anh em Mạnh- Toàn đã cứu được gần 30 người quẫn bách
Cầu Bến Thuỷ (TP.Vinh – Nghệ An), nơi anh em Mạnh- Toàn đã cứu được gần 30 người quẫn bách

Sau khi sơ cứu, cô ấy được anh em Mạnh đưa về nhà mình. Phúc không ngần ngại lấy quần áo mình thay cho cô, ủ ấm, rồi pha nước gừng giải cảm. Tiếng ú ớ của cô gái làm cả nhà rộn rịp, ai cũng tươi rói. 

Lúc này, mọi người mới biết sự tình. Gia đình ép lấy chồng, lại nói cả chuyện tiền duyên với âm duyên… cô gái chịu không nổi, để lại thư tuyệt mệnh, gieo mình xuống dòng Lam. “Bữa đó nhằm ngày mồng 9 tháng Giêng vừa rồi”, Mạnhchia sẻ thông tin.

Sau đó không lâu, tiếng hô hoán “có người tự tử” vang lên từ trên cầu, anh em Mạnh – Toàn lại lao đi. Lúc đó khoảng 9 giờ sáng. Người nhảy cầu là một nam thanh niên. Nước chảy mạnh đã đẩy người này trôi cách chân cầu gần 500 mét. Nếu không tính toán được sức nước theo kinh nghiệm của anh em Mạnh, thì người đàn ông kia đã không được cứu, vì không ai ngờ nạn nhân đã trôi xa đến vậy. 

Sau khi đưa nạn nhân lên thuyền, việc đầu tiên là hô hấp, ấn ngực để nước trào ra, và đó là công việc của Toàn. “Người này gần như đã chết, nhưng có lẽ do khi nhảy xuống, khát vọng sống trỗi dậy, nếu không, ít ai sống sót khi đã trôi xa trong một khoảng thời gian dài như vậy”, Toàn kể.

Cũng là lời của Toàn, bi đát lắm, các anh ạ. Làm ăn không ra, vợ bỏ lại hai con đi theo người khác. Gà trống nuôi con, nỗ lực hết mình mà vẫn không qua được cơn túng bấn. Thế là anh ấy đành chịu mang tội với hai con để tìm đến cái chết. 

“Nghe anh ấy tâm sự sau khi từ cõi chết trở về mà em không cầm nổi nước mắt. Người ta quẫn bách quá mới tìm đến cái chết”, Toàn chưa thôi xúc động.

Vẫn chất giọng nhỏ nhẹ đặc sệt Quảng Bình, Mạnh cho biết: Có nhiều người quay trở lại nhận làm anh em, nhưng cũng có những người không liên lạc nữa. Có lẽ do họ ngại, hoặc lo sợ bị lộ chuyện. Vì thế mà anh em chúng tôi tuyệt đối giữ bí mật cho những người được cứu. 

“Nếu 5 năm trước và đến bây giờ nữa, chúng tôi không giữ bí mật về cuộc tình trái ngang dẫn đến tự tử của cô gái kia, thì làm sao cô ấy có được hạnh phúc mới với một người chồng hết mực thương yêu. Hoặc người đàn ông vừa rồi, chắc chắn anh ấy sẽ không muốn con mình lớn lên biết chuyện cha nó đã từng tự tử. Người ta đã cùng đường mới tìm đến cái chết, đừng để họ phải đau đớn thêm một lần nữa”, Mạnh bộc bạch.

Chiều dần buông trên sông Lam, gió mùa Đông Bắc thốc vào mặt, hình ảnh Mạnh, Toàn lao mình giữa dòng nước xiết trong cái rét căm căm để cứu vớt những phận đời quẫn bách, làm tôi ấm lạ…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 7 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 9 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 10 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 21 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.