Trẻ mới sinh cũng… góp tiền mua cồng chiêng; bầu Người uy tín giữ cồng chiêng và không được tùy tiện đánh cồng chiêng, là câu chuyện thú vị chúng tôi được nghe trong một chiều về làng Plei Lay, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Cũng trong câu chuyện ấy, tôi hiểu được văn hóa cồng chiêng, những phong tục của người Gia Rai nơi đây từ bao đời đến nay vẫn nguyên vẹn, không bị mai một, pha tạp.
Trải qua hàng trăm năm, cuộc sống gian khó đã hun đúc nên một dân tộc Mông dũng cảm, kiên cường để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, xây dựng bản làng quê hương. Cũng nhờ gắn bó mật thiết với thiên nhiên hùng vĩ, mà đồng bào dân tộc Mông có một nền văn hóa đặc sắc. Theo thời gian, bằng tình yêu dân tộc, những giá trị văn hóa đặc sắc này được các thế hệ con, cháu dân tộc Mông giữ gìn, phát huy.
Những bậc cao niên ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn tiếc nhớ một thời huy hoàng của những chiếc thuyền độc mộc xuôi ngược trên sông Đăk Bla, Pô Kô và Sê San. Mỗi buổi chiều về, trên những khoang thuyền luôn đầy ắp sản vật cá, tôm mà thiên nhiên ban tặng.
Ở các làng quê xứ Bắc, rất ít nơi còn duy trì được nghệ thuật tuồng cổ. Tuy nhiên tại làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), tuồng cổ vẫn được coi là “đặc sản” văn hóa của làng.
Không sai khi nhiều nhà nghiên cứu chuyên ngành và người dân từng nhìn nhận rằng, nếu thiếu hụt những làn điệu âm nhạc, dân ca, dân vũ của đồng bào DTTS, sẽ khiến cho hoạt động du lịch cộng đồng phần nào nhàm chán, thiếu màu sắc đặc trưng.
Nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên, Gia Lai là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh và những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên như Gia Rai, Ba Na… Những nét đặc trưng riêng biệt trên vùng đất đỏ ba-zan này đã làm nên sự hấp dẫn du khách mà ít nơi nào có được.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản số 1442/BVHTTDL về việc tạm dừng thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2021.
Cộng đồng người Khmer Nam Bộ có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, trong đó, đông nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Đồng bào Khmer ở Nam Bộ đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, như hát múa rô băm, nghệ thuật kịch hát dù kê, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, văn học dân gian…
Sau hơn 18 tháng nỗ lực thi công, đến nay bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đã cơ bản hoàn thiện, sẵn sàng phục vụ du khách vào dịp Kỷ niệm 67 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2021). Bức tranh không chỉ mang giá trị về lịch sử, là thông điệp về khát vọng hòa bình mà còn là nguồn tư liệu quý, góp phần bảo tồn, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.
Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) ngày càng tăng, đem đến nguồn thu nhập lớn cho người dân địa phương. Để đạt được kết quả đó, chính quyền địa phương và người dân đề cao việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, một trong những yếu tố then chốt để thu hút khách du lịch...
Từ thị xã Sa Pa (Lào Cai) đi theo hướng Đông Bắc 12 km sẽ đến xã Tả Phìn. Đây là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy và dân tộc Kinh. Xã có 6 thôn, bản, trong đó bản Tả Phìn với khoảng 245 hộ đồng bào Dao đang lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định phê duyệt tổ chức "Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam" lần thứ nhất năm 2021 tại Ninh Bình - The first Vietnam International Photo Festival 2021 in Ninh Binh.
Trong các tác phẩm ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ, có hai tác phẩm nổi tiếng, đó là bài "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" dài 98 câu của nhà thơ Tố Hữu, được viết sau chiến thắng Điện Biên (5/1954) và tác phẩm "Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ", do nhà điêu khắc Nguyễn Hải sáng tác năm 1963, hoàn thành năm 1964
Tiếng khèn của người Mông không chỉ được sử dụng tại gia đình vào những ngày đặc biệt mà nó còn cất lên trong những dịp hội hè, trong những buổi giao lưu thắm tình bè bạn. Trong đời sống văn hoá, tâm linh, tiếng khèn, cây khèn đi theo suốt cuộc đời của mỗi người Mông, hiện diện trong lúc vui nhất, lúc buồn nhất của mỗi gia đình.
Trạm Tấu, tên vùng đất mới nghe qua đã gợi lên trong tâm hồn chúng ta sự xa xôi, hùng vĩ và bí hiểm. Thật vậy, nếu ai đó chinh phục được vẻ đẹp vùng đất này chắc hẳn đã khám phá được chốn “tiên cảnh” giữa đại ngàn Tây Bắc...
Vùng đất Tây Nguyên với các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, nghệ thuật cồng chiêng, hệ thống lễ hội và các di sản văn hóa vật thể vô cùng đặc sắc, phong phú.
Trong những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành khác đã chọn điểm tham quan Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam để được trải nghiệm chợ phiên vùng cao “Điểm hẹn Hoàng Su Phì Hà Giang”. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, tất cả các du khách tới tham dự những sự kiện văn hóa tại đây đều tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng chống dịch.
Mang tiếng lòng thổi vào tre nứa, cho tre nứa chở hồn dân tộc đi muôn nơi, già làng ở Ba Tơ đã làm được điều ít người có thể làm.
Với 40 năm tâm huyết sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người, Tiến sĩ Lò Giàng Páo, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dân tộc học (Ủy ban Dân tộc) đã có nhiều công trình được công bố, xuất bản, tạo được dấu ấn, tiếng vang trong nước và quốc tế. Ông cũng là vị Tiến sĩ, Nhà dân tộc học đầu tiên của người Lô Lô.
Hơn 20 năm làm chủ Lễ hội Bok Chu Bur, Ya Thung chưa từng nghĩ đến việc mình làm để được gì. Bởi với ông đó là sứ mệnh mà thần linh chọn, người già tin và bà con gửi gắm. Nhưng nay ông vui. Niềm vui ấy không chỉ bởi ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú mà hơn hết vì Lễ hội Bok Chu Bur của dân tộc Chu Ru được nhiều người biết đến.