Bắt đầu từ ngày 24/6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện tổ chức trao tặng 100 tấn gạo, 10.000 thùng mỳ với tổng trị giá khoảng 3 tỷ đồng đến bà con nghèo, người gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn.
Ngày 23/6, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Trong tiết trời oi ả, thật lý tưởng khi bạn rời xa nơi phố thị ồn ã để đến với Pù Luông, một điểm dừng chân ở vùng cao xứ Thanh để tìm về vẻ đẹp nguyên sơ và bình yên nơi bản làng, rừng núi...
Những ngày này, có dịp lên xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà, Lào Cai, chúng ta sẽ được ngắm những cánh đồng hoa cát cánh bạt ngàn đẹp đến nao lòng; không chỉ hấp dẫn du khách mà cát cánh còn mang lại thu nhập tiền tỷ cho đồng bào các dân tộc nơi đây.
Không chỉ đi đầu về phát triển kinh tế tại địa phương, chị Y Ta, người Ka Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Ta Ka, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) còn là Chi hội trưởng Hội Phụ nữ năng nổ, dám nghĩ, dám làm. Chị luôn nỗ lực giúp đỡ các chị em hội viên thay đổi nếp nghĩ cách làm, vươn lên thoát nghèo.
Cồng chiêng, kèn sừng trâu là hai nhạc cụ truyền thống được đồng bào dân tộc XTiêng ở Bình Phước coi như vật “gia bảo” linh thiêng nhất, có giá trị lớn trong gia đình và cũng là bản sắc văn hóa của cộng đồng. Một thực tế đáng báo động hiện nay là, kèn sừng trâu và cồng chiêng nói của người XTiêng đang đứng trước nguy cơ mai một dần theo thời gian.
Ngày 23/6/2021, Đoàn Công tác của Tỉnh uỷ An Giang do đồng chí Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh uỷ An Giang làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo (PGHH) và bà con tín đồ nhân dịp Đại lễ Kỷ niệm 82 năm ngày khai sáng đạo PGHH (18/5 Kỷ Mão 1939 - 18/5 Tân Sửu 2021).
Ấp ủ giấc mơ phát triển kinh tế rừng ngay trên mảnh đất quê hương từ rất lâu, nhưng gần đây, Nguyễn Lê Ngọc Linh, sinh năm 1990, dân tộc Thổ, ở xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân (Thanh Hóa), mới thực hiện mục tiêu “bỏ phố về rừng” xây dựng mô hình “Vườn rừng bản Thổ”, với hy vọng tạo nên những sản phẩm thiên nhiên sạch và có giá trị kinh tế cao.
Người Gia Rai quan niệm, thóc do Yàng ban tặng nên người và thóc không được “ở” cùng nhau. Bởi lẽ đó, sự tồn tại của kho thóc còn thể hiện sâu sắc triết lý và tín ngưỡng của người Gia Rai.
Hiện nay, đến các khu du lịch homestay của người Tày, chúng ta dễ dàng bắt gặp những quả còn rực rỡ màu xanh, đỏ, tím, vàng... bắt mắt được treo ở khung cửa sổ. Điều này không chỉ đơn thuần có ý nghĩa trang trí cho căn nhà mà còn thể hiện mong ước, khát vọng của người Tày về cuộc sống no đủ, sung túc, may mắn.
Vừa qua, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Tại đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đã thăm hỏi, động viên và tặng quà đồng bào DTTS sinh sống tại Làng.
Ở buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk có nhiều nghệ nhân giỏi chế tác các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Ê Đê. Trong số đó phải kể đến nghệ nhân Y Gõ Niê - người biết chế tác nhiều loại nhạc cụ nhất ở buôn.
Là một trong những dân tộc rất ít người của cả nước, người Cờ Lao ở xã Túng Sán (Hoàng Su Phì, Hà Giang) vẫn gìn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, trong đó có phong tục cưới hỏi, hôn nhân. Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, phong tục cưới hỏi của người Cờ Lao ngày càng văn minh, giản tiện nhưng không vì thế mà mất đi những nét văn hóa độc đáo riêng có.
Kẻ Mọc là vùng đất cổ của Thăng Long - Hà Nội, gồm 7 ngôi làng nằm ven sông Tô Lịch. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các làng xưa giờ đã lên phường, nhưng Lễ hội Năm làng Mọc vẫn được tổ chức 5 năm một lần theo phong tục truyền thống, thể hiện sự cố kết cộng đồng giữa 5 làng kết chạ và nỗ lực bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa của làng xã xưa trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ hôm nay. Lễ hội Năm làng Mọc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 27/5//2021.
Cộng đồng người Chăm theo đạo Bà-la- môn ở Ninh Thuận có nền văn hóa truyền thống phong phú và đặc sắc. Hiện nay, cộng đồng người Chăm vẫn bảo tồn, lưu giữ nhiều nghi lễ tôn giáo truyền thống độc đáo, trong đó có Lễ Pok Tapah và lễ Puis.
Cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai) không chỉ mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình mỗi mùa hoa mận, hoa lê nở. Nơi đây du khách còn có thể ngắm khung cảnh kỳ thú của ruộng bậc thang vào mùa nước đổ và phong cảnh hữu tình mùa lúa chín.
Trong ngôi làng bên dòng Đắk Bla huyền thoại ấy, người già người trẻ sống yên bình bên dòng sông và họ giữ lại những ngọn lửa hồng cho làng cổ mấy mươi đời qua.
UBND huyện Hoàng Su Phì mới ban hành kế hoạch tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” lần thứ VI năm 2021. Dự kiến Lễ khai mạc Tuần Văn hóa du lịch được tổ chức ngày 18/9/2021 tại sân vận động trung tâm huyện Hoàng Su Phì.
Là nữ đại biểu Quốc hội trẻ nhất khóa XV, Quàng Thị Nguyệt, dân tộc Khơ Mú, sinh năm 1997 chính là niềm tự hào, vinh dự của người dân Bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Cử tri kỳ vọng với sức trẻ của mình- đại biểu Quàng Thị Nguyệt sẽ có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, của đồng bào vùng DTTS và miền núi.
Lời nói vần là nét văn hóa đặc trưng của người Ê Đê, được truyền miệng qua nhiều thế hệ và có mặt trong tất cả các thể loại văn học dân gian như truyện cổ tích, câu đố, lời khấn thần... Đến nay, lời nói vần vẫn được các nghệ nhân người Ê Đê trong các buôn làng gìn giữ, truyền lại cho thế hệ trẻ.