Với mục tiêu tạo thu nhập cho các hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất (ĐSX), nhiều địa phương đã tích cực thực hiện hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề (CĐNN). Nhưng thực tế, giải quyết vấn đề ĐSX vẫn là yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc CĐNN.
Mặc dù còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng, hoặc đã giao sử dụng không hiệu quả, nhưng một số địa phương vẫn không thể thực hiện được việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất (ĐSX) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với lý do quỹ đất không còn.
Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương chính sách dành cho hộ nghèo, đặc biệt là các hộ đồng bào DTTS đã được triển khai có hiệu quả trên địa bàn huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai). Qua đó, từng bước góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc nơi đây.
Do tác động của thiên tai, số hộ DTTS thiếu đất ở, đất sản xuất đang có chiều hướng gia tăng. Tình trạng này càng trầm trọng hơn, khi việc sử dụng đất được cấp theo diện chính sách ở nhiều địa phương rất lãng phí.
Nhiều năm qua, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đã được triển khai để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) an cư, lập nghiệp. Mặc dù các cấp, các ngành đã rất nỗ lực triển khai, ngân sách cũng đã bố trí nguồn lực không hề nhỏ nhưng tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất đang có chiều hướng gia tăng. Vì sao vậy?
Những năm qua, tỉnh Bình Định được đánh giá là một trong những địa phương triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách dân tộc. Nhờ đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trong tỉnh có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng nâng cao.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Định lần thứ III năm 2019 được tổ chức vào ngày 11-12/9, là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện sự đoàn kết của các dân tộc, không chỉ riêng đồng bào DTTS mà cả cộng đồng các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh. Đại hội cũng là dịp nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; thể hiện ý chí tự lực tự cường, vượt lên khó khăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của các đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh... Nhân dịp này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định–Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội về những thành tựu của vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh trong thời gian qua.
Trong hàng trăm chương trình, đề án, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi có một số chính sách riêng dành cho phụ nữ DTTS. Nhưng do chưa được lồng ghép giới, chưa quan tâm tới nhu cầu và điều kiện thực tế nên sự tham gia, tiếp cận và thụ hưởng những chính sách này của phụ nữ DTTS vẫn rất hạn chế.
Xuất khẩu lao động được đánh giá là đòn bẩy để giảm nghèo cho các địa phương có đông đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo cao, sinh kế thiếu bền vững. Nhưng trên thực tế, dù đã có chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhưng số lượng lao động là người DTTS đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn còn rất khiêm tốn.
Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên hiện đang triển khai việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở, nảy sinh nhiều vướng mắc.
Lúng túng trong việc lựa chọn, xây dựng dự án, cấp vốn không kịp thời,… nên tiến độ giải ngân kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX) thuộc Chương trình 135 ở các địa phương đều rất chậm.
Với nhiều cơ chế, chính sách thiết thực, Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 hướng tới mục tiêu quan trọng là hỗ trợ người dân, nhất là đồng bào DTTS thoát nghèo nhanh, bền vững từ việc tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Nhưng đã gần 4 năm trôi qua, nhiều chính sách của Nghị định này vẫn chưa đi vào cuộc sống, trong đó có chính sách hỗ trợ gạo.
Những năm qua, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS. Từ đó, cán bộ, đảng viên là người DTTS đã phát huy vai trò và có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Tạo sinh kế, giải quyết việc làm để tăng thu nhập là giải pháp quan trọng nhất để giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS. Để thực hiện được mục tiêu này thì việc điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX) thuộc Chương trình 135 là điều cần thiết.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 59/NQ-CP; một trong những nội dung nổi bật được nêu trong Nghị quyết là hết năm 2019 sẽ không còn hộ nghèo có thành viên là người có công (NCC). Để đạt được mục tiêu này thì các địa phương cần có những giải pháp sáng tạo trong thực hiện chính sách ưu đãi với NCC.
Hồng Dân là huyện khó khăn của tỉnh Bạc Liêu, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Những năm gần đây, nhất là từ khi các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện đã giúp bà con Khmer có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Ninh hiện còn chưa đến 1,2%, thấp hơn rất nhiều bình quân chung cả nước. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo của Quảng Ninh đang ngày càng khó khăn, do số hộ nghèo chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn…
Tỉnh Đăk Lăk hiện có 446.297 hộ, trong đó có 145.396 hộ là đồng bào các DTTS. Những năm qua, dù đã được Trung ương bố trí nguồn lực đầu tư, hỗ trợ nhưng nhìn chung, đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS của tỉnh vẫn còn rất khó khăn. Một trong những nguyên nhân khiến cho công tác giảm nghèo vùng DTTS chưa đạt kết quả như mong muốn là do chưa đánh giá đúng thực trạng kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Từ năm 2014, Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS” giai đoạn 2014-2020 theo Quyết định 2214/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 2214) đã được các địa phương ở khu vực Tây Nguyên tích cực triển khai và bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Nhưng để Đề án thực sự hiệu quả và tiếp tục được triển khai sau năm 2020 thì vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ.
Thời gian qua, nhiều tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã thực hiện lồng ghép sinh hoạt giữa “4 hội, 4 chi” ở xã, thôn. Cách làm này vừa giữ vững tổ chức hoạt động của các hội, đoàn thể, nâng cao năng lực, hiệu quả và sức chiến đấu của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, vừa tạo động lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.