Một chính sách được ban hành chỉ thực sự hiệu quả khi bảo đảm được yếu tố khả thi trong thực hiện, có ý nghĩa thiết thực đối với đồng bào DTTS. Điều này đòi hỏi công tác nghiên cứu khoa học phải được đặt lên hàng đầu, khi xây dựng chính sách.
Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Chính phủ ủy thác trong công tác tín dụng CSXH, hiện thực hóa quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, đưa Việt Nam phát triển bền vững.
Nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi đang tỏ ra “hụt hơi” trên hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Nếu không có giải pháp đặc thù để đầu tư phát triển toàn diện, thì sự chùng xuống của phong trào là rất dễ xảy ra.
Yên Bái là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Trước kia, phương thức canh tác tự cung, tự cấp đã ăn sâu bám rễ đối với đồng bào nơi đây. Từ khi các cấp chính quyền nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm phù hợp với tình hình mới, đời sống của người dân đã đổi thay tích cực.
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ III diễn ra trong hai ngày 17-18/10/2019. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi diễn ra trong thời điểm Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn một lòng đoàn kết ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI.
Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm giữa Đông Bắc và Tây Bắc có vị trí chiến lược cả về kinh tế - xã hội (KT-XH) và an ninh - quốc phòng (AN-QP). Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; KT-XH trên địa bàn tỉnh đã từng bước phát triển, đạt được những thành tựu quan trọng. Trước thềm Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ III năm 2019, ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội tỉnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về một số mục tiêu trong Đại hội sắp tới.
Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư, đến nay tỉnh Cao Bằng cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ II-năm 2014. Đây là nền tảng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng phấn đấu thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS trong thời gian tới.
Chính sách dân tộc -
Phan Đình Hiến - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Đăk Nông -
09:46, 14/10/2019 Qua 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đăk Nông lần thứ II - năm 2014, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và quản lý của chính quyền các cấp, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh được tăng cường, đổi mới và đạt nhiều kết quả quan trọng; đa số các mục tiêu đề ra đến nay đều đạt và vượt kế hoạch. Những kết quả trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã đóng góp vào những thành tựu chung của tỉnh.
Việc xử lý nợ xấu trong tín dụng chính sách xã hội (CSXH) hiện vẫn đang áp dụng theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, văn bản pháp lý này vẫn chưa bao trùm hết những trường hợp rủi ro trong tín dụng CSXH.
“Chính sách tín dụng cho hộ nghèo là một trong những “điểm sáng” trong các chính sách giảm nghèo”, nhận định của Quốc hội và Chính phủ cũng như xã hội càng thêm minh chứng cho hành trình kết quả hoạt động 17 năm đầy ý nghĩa và tự hào của bao lớp thế hệ cán bộ NHCSXH.
Khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) phần lớn là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Do đó, để vốn vay phát huy hiệu quả, góp phần bảo đảm hoạt động liên tục của dòng vốn nhân văn này, cần có cơ chế xử lý rủi ro đặc biệt.
Ngày 12/12/2018, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lào Cai khóa XV-kỳ họp thứ 8 đã ban hành Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND “Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai” nhằm tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau gần 1 năm ban hành toàn bộ hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh chưa giải ngân cho vay được đối tượng nào theo Nghị quyết này.
Là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 21,88%, những năm qua, công tác giảm nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kạn. Các chương trình, dự án-một nguồn lực lớn đã được đầu tư để nâng cao đời sống Nhân dân. Tuy nhiên, thực tế triển khai các chương trình cũng còn một số tồn tại chưa phù hợp với thực tế.
Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi sẽ được Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội vào kỳ họp thứ 8 tới đây đề ra nhiều giải pháp, trong đó sẽ xây dựng cơ chế đặc thù hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX). Đây là định hướng cần thiết để thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể (KTTT), tạo đột phá phát triển vùng DTTS và miền núi.
Thời gian qua, để giảm nghèo vùng DTTS và miền núi, một hệ thống chính sách đã được ban hành, nguồn lực bố trí thực hiện cũng không hề nhỏ. Nhưng do hầu hết các chính sách mới chỉ tiếp cận ở góc độ hỗ trợ nên kết quả giảm nghèo còn thiếu bền vững. Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội được Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc xây dựng, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 sắp tới thay đổi cách tiếp cận chính sách, từ hỗ trợ sang đầu tư phát triển, đem lại nhiều kỳ vọng mới trong công tác giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi.
Là huyện nghèo, vùng cao biên giới, xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng, nhận thức người dân còn hạn chế; dân cư sống rải rác, tập quán canh tác lạc hậu… những khó khăn nội tại đó, khiến cho Si Ma Cai lâu nay là lõi nghèo của tỉnh Lào Cai. Công tác xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương đặt lên hàng đầu...
Sau 5 năm (2014-2019), cùng với sự phát triển chung của tỉnh, vùng đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai đã có những chuyển biến rõ nét trên tất cả các lĩnh vực. Đây là nền tảng quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc Lào Cai phấn đấu thực hiện những mục tiêu đặt ra tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III-năm 2019.
Những năm qua, thực hiện Chương trình giảm nghèo ở khu vực miền Tây Nghệ An, nhiều địa phương đã huy động tối đa mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo, từ đó đã tạo nên sự thay đổi trong cuộc sống người dân và làm thay đổi diện mạo các bản làng. Tuy nhiên, Chương trình giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao…
Phát triển nhanh và bền vững vùng DTTS và miền núi là mục tiêu của nhiều chương trình, chính sách. Nhưng có ý kiến cho rằng, đây là hai mục tiêu đối lập nhau, đã nhanh thì khó bền vững. Vậy, vùng DTTS và miền núi cần “cú hích” nào để bảo đảm đạt hai mục tiêu này?
Vùng DTTS và miền núi nhiều năm qua đã thụ hưởng rất nhiều chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ để phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng nhiều chương trình, chính sách không được bố trí đủ vốn để thực hiện do không ghi rõ tổng vốn, nguồn vốn. “Nút thắt” này kỳ vọng được tháo gỡ khi Đề án tổng thể phát triển vùng DTTS và miền núi được phê duyệt thành Chương trình mục tiêu quốc gia thứ ba, cùng với Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng Nông thôn mới...