Sau một thời gian trồng thử nghiệm nấm linh chi đỏ dưới tán rừng và cho hiệu quả kinh tế cao, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2302/QĐ- UBND ngày 23/9/2024 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Thực hiện mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng keo lai và cà phê năm 2025”. Đến nay, mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng đang được nhân rộng ở các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Trị, góp phần giảm nghèo và mở ra cơ hội làm giàu cho người dân, trong đó chủ yếu là đồng bào Bru Vân Kiều.
Trong khuôn khổ Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Quảng Ninh đã và đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em nơi đây.
Bộ Dân tộc và Tôn giáo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Ngay từ đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông đã chủ động phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức hội đoàn thể trong tỉnh để triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm nguồn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng. Kết quả quý I cho thấy, tổng nguồn vốn thực hiện đạt 5.423.049 triệu đồng, tăng 8,36% so với cùng kỳ năm trước. Đây là cơ sở vững chắc để NHCSXH Đắk Nông tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng, góp phần thiết thực vào công tác giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội.
Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó tạo động lực để đồng bào DTTS thi đua lao động, sản xuất, xây dựng bản, làng ấm no, phát triển.
Lĩnh vực đất đai đối với vùng đồng bào DTTS được các chuyên gia, diễn giả hết sức quan tâm nêu ý kiến, quan điểm tại Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi-Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc” diễn ra tại TP. Huế. Trong đó, có những nội dung như việc tái thiếu đất sản xuất; Hiệu số sử dụng đất; Đất ở, đất sản xuất…, đã có những tham luận phân tích chuyên sâu.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại các địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu có những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Những năm gần đây, tỉnh Yên Bái luôn nằm trong danh sách những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) và là một trong những điểm sáng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong thực hiện Chương trình.
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách, mang đến nhiều điểm mới đáng chú ý, cải thiện điều kiện giáo dục và hỗ trợ trẻ em, học sinh, học viên tại các khu vực khó khăn.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng đồng bào DTTS đến trường học tập, hằng năm tỉnh Kon Tum bố trí kinh phí khoảng 370 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ dành cho học sinh DTTS.
Với nguồn lực đầu tư từ Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã phát huy lợi thế vốn có, biến tiềm năng thành lợi thế để phát triển kinh tế tăng nguồn thu nhập cho đồng bào DTTS.
Với nguồn lực đầu tư lớn, có trọng tâm, trọng điểm từ Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); các dự án sắp xếp, ổn định dân cư tại nhiều địa phương trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tập trung tại thôn Minh Thượng.
Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi đến gần chặng cuối của giai đoạn 1. Ở nhiều địa phương, việc thực hiện Chương trình đã và đang tạo động lực cho vùng đồng bào DTTS vươn lên từ các Dự án, Tiểu Dự án bằng nhiều điểm sáng.
Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và là ngôi nhà chung của 95% đồng bào DTTS, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã có nhiều điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa mục tiêu này.
Ngày 22/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do ông Quàng Văn Hương - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 - 2025.
Các xã, thị trấn thuộc huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa được giữ nguyên, không sáp nhập nhằm tăng cường công tác bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Tính đến hết ngày 18/4, toàn tỉnh Hà Giang đã khởi công xây dựng 4.573 căn nhà tạm, nhà dột nát và 2.967 căn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Bên cạnh nguồn vốn của Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các địa phương, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã vận động, hỗ trợ thêm 86 hộ gia đình xây dựng mới, hoặc sửa chữa nhà ở.
Để đảm bảo bình đẳng thực chất giữa nam và nữ bên cạnh sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thì việc phát huy nguồn nhân lực và vai trò tự thân trong giới trẻ cần tiếp tục đẩy mạnh, qua đó thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Vấn đề bình đẳng giới được Đảng, Nhà nước xác định là một trong các mục tiêu quan trọng và luôn quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Sau 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh; phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó giúp chị em vươn lên, khẳng định vị thế của mình trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...