Từ ngày 1/12/2019, Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách với cán bộ, công chức ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (gọi tắt là NĐ 76), có hiệu lực thi hành. NĐ 76 bổ sung, hoàn thiện những chính sách đã được quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP (NĐ 116). Nhưng nhiều ý kiến lo ngại NĐ 76 sẽ “kế thừa” những bất cập của NĐ 116.
Từ năm 2009 đến nay, bằng nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (vốn 30a), các huyện miền núi trong tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư còn những hạn chế, cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Thanh niên DTTS không có việc làm nên phải đi làm ăn xa đã khiến việc tập hợp thanh niên gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Vậy đâu là hướng đi và cần có những giải pháp gì để tổ chức đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp, đồng hành cùng thanh niên DTTS?
Thừa Thiên - Huế có 46 xã miền núi có đồng bào DTTS, với trên 54.350 người gồm các dân tộc Tà Ôi , Cơ-tu, Bru - Vân Kiều, Hoa, Mường, Thái và Thổ. Địa phương đang phấn đấu đến năm 2024, vùng DTTS có thu nhập bình quân đầu người đạt 40 - 42 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 15%.
Phát huy nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân là một trong những giải pháp then chốt để phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản trong thiết kế các chính sách giảm nghèo.
Hội thảo Đánh giá Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, định hướng giai đoạn 2021-2025 các tỉnh khu vực phía Nam, do Ủy ban Dân tộc tổ chức, diễn ra trong 2 ngày 28 - 29/11 tại Cà Mau, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông chủ trì Hội thảo.
Chất lượng dân số được xác định là “cửa ngõ xung yếu” để phát triển bền vững quốc gia, dân tộc. Do vậy, việc xây dựng chính sách phù hợp để phát triển dân số trong tình hình mới là hết sức cấp thiết, nhất là đối với 16 DTTS có số dân dưới 10 nghìn người.
Qua 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Đăk Lăk lần thứ II năm 2014, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh được tăng cường, đổi mới và đạt nhiều kết quả quan trọng, đến nay đa số các mục tiêu đề ra đều đạt và vượt kế hoạch.
Để phát triển nền giáo dục toàn diện và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho đồng bào DTTS cần có những chính sách đặc thù, tạo tính đột phá. Quan trọng hơn, chính sách phải làm thay đổi nếp nghĩ của đồng bào DTTS về việc học.
Mỗi năm ngân sách nhà nước đã chi hàng nghìn tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS. Tuy nhiên, do vẫn tiếp cận ở góc độ “cào bằng” nên nhiều chính sách chưa phát huy hiệu quả trong công tác giáo dục dân tộc
Các trường chuyên biệt (dân tộc nội trú, dự bị đại học) là những mô hình giáo dục giữ vai trò quan trọng để tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi. Với sự chuyển mình rõ nét của giáo dục dân tộc, các trường chuyên biệt này cũng phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) ở vùng DTTS và miền núi đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi vậy, thời gian tới, cần có cách tiếp cận trong xây dựng chính sách đầu tư để phát triển nền giáo dục toàn diện.
Công tác dân tộc tại tỉnh Cà Mau những năm qua đã góp phần tích cực làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn vùng DTTS. Cơ sở hạ tầng trong vùng DTTS được quan tâm đầu tư rất lớn và về cơ bản, đã bảo đảm được các điều kiện cần thiết cho sản xuất và dân sinh. Các chương trình, chính sách được triển khai đều xuất phát từ nhu cầu và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo đồng bào DTTS của tỉnh, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
Sau 5 năm (2014 - 2018) thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh lần thứ II, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước chuyển biến tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo...
Để người dân miền núi có nước sinh hoạt (NSH) thường xuyên nhưng phải bảo đảm hợp vệ sinh (HVS) là không hề dễ, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp. Điều này đòi hỏi chính sách cấp NSH phải được thiết kế phù hợp với tình hình mới.
Nguồn nước đang bị suy giảm do biến đổi khí hậu (BĐKH) và việc khai thác tràn lan. Thực trạng này không chỉ đe dọa an ninh nguồn nước đối với người dân miền núi mà tạo áp lực lên chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt (NSH).
Triển khai Quyết định 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019 - 2021, tại hai tỉnh Bình Định, Phú Yên đã có hàng trăm ngàn tờ báo được đưa đến tận tay đồng bào. Đây được xem là “món ăn” tinh thần, giúp đồng bào DTTS tiếp cận thông tin, góp phần giữ vững an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
Từ sau Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ II (giai đoạn 2014 - 2019), đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu đã quyết tâm cùng chính quyền địa phương tạo sự đổi mới trên nhiều lĩnh vực. Phát huy thành tựu đạt được, Đại hội lần thứ III (giai đoạn 2019 - 2024) tiếp tục đề ra mục tiêu, nhiệm vụ nhằm duy trì phát triển bền vững các thành quả, tạo sự thay đổi căn bản về đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) trong vùng đồng bào DTTS.
Thiên tai bất thường đã làm nhiều công trình cấp nước sinh hoạt (NSH) cho người dân miền núi không phát huy đúng công năng. Ngoài ra, chất lượng nguồn nước ở khu vực này cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Dân tộc Mảng ở Lai Châu hiện sinh sống chủ yếu tại hai huyện biên giới Mường Tè và Nậm Nhùn, với dân số gần 5.700 người. Là một trong những dân tộc đặc biệt khó khăn của cả nước, nhiều năm qua, đồng bào dân tộc Mảng đã được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng do phong tục tập quán còn lạc hậu, cộng với các tệ nạn xã hội, nên nhiều năm trôi qua, cuộc sống của đồng bào Mảng vẫn chưa thoát được đói nghèo.