Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp cận mới trong phát triển giáo dục dân tộc

Sỹ Hào - 21:32, 14/11/2019

Các trường chuyên biệt (dân tộc nội trú, dự bị đại học) là những mô hình giáo dục giữ vai trò quan trọng để tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi. Với sự chuyển mình rõ nét của giáo dục dân tộc, các trường chuyên biệt này cũng phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.

Mở rộng đối tượng tuyển sinh để triển khai mô hình giáo dục hòa nhập trong các trường PTDTNT. (Ảnh minh họa)
Mở rộng đối tượng tuyển sinh để triển khai mô hình giáo dục hòa nhập trong các trường PTDTNT. (Ảnh minh họa)

Bài 2: Đổi mới mô hình trường chuyên biệt


Thiếu liên thông

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cả nước hiện có 316 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) ở 49 tỉnh, thành; trong đó có 59 trường PTDTNT cấp tỉnh, 257 trường cấp huyện. Với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, hiện 40% trường PTDTNT được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chất lượng nhiều trường không thua kém các mô hình trường phổ thông khác.

Đánh giá của Bộ GD&ĐT cho thấy, trung bình học sinh trường PTDTNT có tỷ lệ học lực giỏi, khá là trên 60%, học lực trung bình trên 30%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS của các trường PTDTNT hằng năm trên 97%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của các trường PTDTNT đạt 90%…

Nhưng một điểm yếu của mô hình giáo dục này là thiếu tính liên thông từ cấp THCS lên cấp THPT. Số liệu của Bộ GD&ĐT cho thấy, trong 257 trường PTDTNT cấp huyện thì chỉ có 67 trường liên cấp học THCS và THPT.

Bình quân mỗi năm có trên 10 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS các trường PTDTNT; trong đó, chỉ có khoảng 30% học sinh được tiếp tục học THPT ở các trường PTNTNT cấp tỉnh, huyện và Trung ương, 60% vào các trường phổ thông công lập trên địa bàn, số còn lại học nghề hoặc tham gia lao động sản xuất.

Cách đây hơn 7 năm, Báo cáo số 56/BC-UBDT, ngày 19/5/2012 của Ủy ban Dân tộc đã chỉ ra những bất hợp lý về mô hình trường PTDNTN do thiếu liên thông. Hầu hết học sinh DTTS học nội trú nhà cách xa trường, kinh tế gia đình khó khăn. Khi lên THPT, không được tuyển vào các trường nội trú buộc các em phải ở trọ ngoài để học công lập, nên rất nhiều em bỏ học; nguồn lực hỗ trợ cho học sinh trong suốt 5 năm học THCS vì thế bị lãng phí.

Trong Báo cáo số 56/BC-UBDT, Ủy ban Dân tộc cũng đã đề nghị Bộ GD&ĐT cùng các bộ ngành, địa phương liên quan nghiên cứu tăng chỉ tiêu tuyển sinh bảo đảm cho con em dân tộc được đến trường. Nhưng đến nay, quy mô trung bình của các trường PTDTNT vẫn giữ nguyên (khoảng 290 học sinh/trường cấp huyện, khoảng 600 học sinh/trường cấp tỉnh).

Chuyên biệt nhưng đừng… tách biệt!

Trong khi “chờ” hướng dẫn của Trung ương, một số địa phương đã thực hiện bỏ mô hình nội trú bậc THPT ở cấp huyện. Điều này không chỉ không phù hợp chủ trương chỉ đạo trong Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc, mà còn gây nhiều khó khăn trong phát triển giáo dục cho vùng DTTS và miền núi.

Như tỉnh Nghệ An, trước đây, bậc THPT cấp huyện là trường DTNT. Nhưng từ năm 2013, trường THPT cấp huyện không còn chức năng nội trú, nên nhiều học sinh phải thuê nhà trọ bên ngoài. Việc này dẫn đến nhiều hệ lụy, các em gặp khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bỏ học...

Tình trạng này chắc chắn sẽ được chấn chính trong thời gian tới, bởi trong Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, Bộ Chính trị đã yêu cầu nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống các trường PTDTNT, bán trú; hỗ trợ việc ăn, ở cho học sinh, sinh viên vùng địa bàn ĐBKK.

Rõ ràng, việc duy trì mô hình PTDTNT là hết sức cần thiết, nhưng phải có những đổi mới cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, cần xem xét triển khai mô hình giáo dục hòa nhập trong trường PTDTNT, để học sinh DTTS học chung với học sinh người Kinh. Điều này sẽ giúp cho chất lượng giáo dục tốt hơn, tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng sống, tăng lên sự tự tin cho học sinh DTTS.

Không chỉ mô hình trường PTDTNT mà ngay cả với mô hình dự bị đại học cũng như loại hình trường đào tạo nghề cũng cần phải có những thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang

Vừa qua, tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc, trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo Báo Dân tộc và Phát triển (UBDT) và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 20:18, 25/03/2023
Chiều ngày 25/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Media - BDT - 18:30, 25/03/2023
Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Chủ tịch nước dự họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ

Thời sự - PV - 17:58, 25/03/2023
Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), sáng 25/3, tại Hà Nội, Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức họp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ.
Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thủ tướng kiểm tra tiến độ cầu vượt cửa biển Thuận An; thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Thời sự - PV - 17:56, 25/03/2023
Chiều 25/3, trong chương trình làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng cầu qua cửa biển Thuận An và dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh.
Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Trà hoa cúc - Công dụng thần kỳ cho sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 16:22, 25/03/2023
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc khô, có thành phần chính từ hoa cúc khô, đây là một thảo mộc quý có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm nhiệt, cảm cúm, hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon, giảm đau đầu mệt mỏi, giảm mỡ máu... Sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu công dụng của trà hoa cúc với sức khỏe của con người nhé.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 12/2023): Giữ mạch nguồn di sản

Di sản văn hóa phi vật thể là sự kết tinh của những tập quán, kỹ năng, tri thức dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giống như dòng chảy ngầm kết nối các thế hệ, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được các cộng đồng bảo tồn, gìn giữ mà còn phát huy giá trị và tái sáng tạo để phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như nhu cầu của con người trong từng thời kỳ. Trong Chuyên mục tuần này sẽ tìm hiểu về việc giữ mạch nguồn di sản ở nước ta.
Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Giờ Trái đất năm 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen

Môi trường sống - PV - 15:54, 25/03/2023
Sự kiện tắt đèn trong vòng một giờ hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 diễn ra từ 20h30 đến 21h30, Thứ Bảy, ngày 25/3/2023 với thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”, nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động.
Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Nghệ An: Sắc diện mới nơi những huyện nghèo 30a xứ Nghệ

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 14:49, 25/03/2023
Nghệ An có 3 huyện nằm trong danh sách huyện nghèo 30a của cả nước là Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Sau nhiều năm triển khai các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình xây dựng NTM... những bản làng nơi đây hiện ra với vẻ tươi mới, bình yên và no ấm. Những gam màu ấy khác xa so với trí nhớ của nhiều người sau bao năm chưa trở lại vùng đất nghèo bậc nhất cả nước.
Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Bình Dương: Khởi động - Kết nối - Phát triển mới

Thời sự - Lê Vũ - 13:54, 25/03/2023
Đây là chủ đề sự kiện đánh dấu cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong hơn 25 năm qua, với thành quả đột phá về cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chính sách thông thoáng, cởi mở, tư duy phát triển không ngừng đổi mới sáng tạo... vừa được UBND tỉnh tổ chức sáng 25/3.
Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Phát hiện hang động nguyên sơ dài hơn 3,3 km ở Quảng Bình

Du lịch - Hồng Phúc - 13:33, 25/03/2023
Hiệp hội Hang động Hoàng Gia Anh phát hiện hệ thống hang động còn nguyên sơ với tổng chiều dài 3.349 m tại Quảng Bình.
Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Ngành nghề nào Hot, ngành nghề nào sẽ biến mất trong tương lai?

Nghề nghiệp - Việc làm - P.V - 12:44, 25/03/2023
Lựa chọn ngành nghề nào để có tương lai sau này mà phù hợp với bản thân mình đang là nỗi băn khoăn đối với các em học sinh lớp 12 cũng như phụ huynh. Ông Ngô Minh Tuấn - Người sáng lập Trường huấn luyện Doanh nhân CEO Việt Nam Global đã có trao đổi về vấn đề này.