Trong 5 năm qua (2016 - 2020), các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều mô hình kinh tế dành cho hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, ưu tiên hộ nghèo là đồng bào DTTS và phụ nữ thuộc hộ nghèo trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã thuộc vùng An toàn khu trên địa bàn các huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ và phường Phổ Minh và xã Phổ Khánh (TX. Đức Phổ).
Quỹ phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực tài chính quan trọng để hỗ trợ Nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, sau 6 năm thực hiện, nhiều vướng mắc trong thu - chi khiến nguồn lực của Quỹ gần như đang “đóng băng”. Vì vậy, có ý kiến đề xuất bãi bỏ chính sách này.
Khánh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, có trên 70% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, dù địa phương đã có nhiều nỗ lực để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nhưng vẫn không đạt một số chỉ tiêu quan trọng.
Với hơn 96% dân cư là đồng bào DTTS, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) luôn quan tâm, sát sao, để triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc đến từng thôn bản, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Theo dự thảo, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030 sẽ có tổng số 10 dự án. Trong đó, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) sẽ thực hiện nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN. Đây là tiểu dự án nằm trong Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình.Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, vùng đồng bào DTTS&MN sẽ có 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. Về nội dung này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh.
Có dịp đến thăm những xã vùng cao của huyện Nho Quan (Ninh Bình) như Cúc Phương, Phú Long, Thạch Bình… mới thấy được những bước chuyển mình mạnh mẽ từ cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm cũng như đời sống của người dân nơi đây. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi thấp thoáng sau những vạt đồi, ánh lên sắc màu của sự no ấm.
Vừa qua (12/6), Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do ông Ma Thế Luận, Phó Vụ trưởng Vụ địa phương I - UBDT làm trưởng Đoàn đã kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với đồng bào DTTS rất ít người và Chương trình 135 tại tỉnh Lào Cai.
Những quy định mới về mô hình vừa học nghề, vừa học văn hóa cho học sinh (HS) tốt nghiệp THCS theo Luật Giáo dục 2019 sẽ là hướng mở cho giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Nhưng để đạt mục tiêu, cần phải gỡ những nút thắt, nhất là khâu liên thông trong đào tạo.
Luật Giáo dục năm 2019, có hiệu lực từ 1/7/2020, có quy định học sinh (HS) tốt nghiệp THCS, tham gia học nghề theo mô hình 9+ (vừa học nghề vừa học văn hóa) có thể đăng ký học các bậc học cao hơn, hệ chính quy (cao đẳng, đại học). Nhưng để quy định này đi vào thực tiễn thì phải tháo gỡ những nút thắt trong nhận thức về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cũng như trong đào tạo liên thông.
Chính sách khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và sinh con thứ 2 trước 35 tuổi đang được dư luận quan tâm. Mục tiêu của chính sách là nhằm nâng cao chất lượng dân số trong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra nhanh. Nhưng để đạt được mục tiêu này, thì việc giải quyết bài toán kinh tế cho thanh niên phải được quan tâm hàng đầu.
Để bảo vệ và phát triển các DTTS rất ít người, nhiều chính sách đã được triển khai và đã có những kết quả nhất định. Nhưng việc tổ chức đánh giá tác động của chính sách, từ đó rút kinh nghiệm cho các đề án khác vẫn còn một khoảng trống.
Từ nguồn vốn Chương trình 135, xã Yang Reh, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) đã đầu tư xây dựng các công trình dân sinh, hỗ trợ phát triển sản xuất, những công trình này không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng nông thôn, mà còn tạo điều kiện giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lao động (LĐ) DTTS di cư đến các khu công nghiệp (KCN) tìm việc làm đang có xu hướng gia tăng. Việc dịch chuyển này trước mắt tạo sinh kế; nhưng để tạo thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo đa chiều thì cần có những giải pháp căn cơ.
Thời gian qua, công tác dân tộc được tỉnh Bắc Kạn quan tâm, chú trọng; các chương trình, chính sách, dự án về dân tộc được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng theo quy định của Nhà nước.
Cơ sở vật chất được đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng lên cùng với đời sống tinh thần được nâng lên rõ rệt… là kết quả của các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trong năm 2019, đã có 349 hộ đồng bào dân tộc La Ha - một trong số những DTTS ít người trên địa bàn các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu (Sơn La) thoát nghèo. Có được thành quả này, là nhờ sự hỗ trợ tích cực từ những chính sách dân tộc. Trong đó, phải kể đến chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) các DTTS rất ít người theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT), từ năm 2015 - 2019, tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều hoạt động trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân. Thế nhưng, tình trạng vi phạm tảo hôn, HNCHT trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân, nhất là người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào DTTS. Để những đối tượng yếu thế không bị lùi lại phía sau, tác động đến mục tiêu giảm nghèo của cả nước, nhất là ở vùng DTTS và miền núi, thì việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước là hết sức quan trọng.
Sau 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với cả nước, vùng DTTS và miền núi đã có những bước phát triển vượt bậc. Đây là nền tảng căn bản để vùng DTTS và miền núi nói riêng, cả nước nói chung tiếp tục vững bước hội nhập, ngay trong thời điểm căng mình phòng chống đại dịch Covid-19 hiện nay.
Nếu như trước đây, một số người nghèo ở vùng đồng bào DTTS thường mang tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của Nhà nước, thì nay đã có sự thay đổi lớn về nhận thức, nhiều hộ đồng bào DTTS đã biết tính toán đầu tư để đồng vốn được vay từ ngân hàng “sinh sôi nảy nở”, góp phần thay đổi cuộc sống.