Hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi hiện đã bao phủ trên mọi lĩnh vực. Nhưng có không ít chính sách ban hành thiếu luận chứng khoa học, chưa sát thực tế nên hiệu quả thấp, lãng phí nguồn lực.
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) vốn đã khó khăn lại càng chật vật hơn. Để các DNKN thành công, bên cạnh nỗ lực tự thân thì họ rất cần các chính sách hỗ trợ, cả trước mắt cũng như lâu dài.
Trong 9 xã và 2 thị trấn của huyện Long Phú (Sóc Trăng) thì có 3 xã và 1 thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống. Hiện, xã Trường Khánh đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020, các xã còn lại phấn đấu “về đích” cuối năm nay. Một trong những nguồn lực quan trọng thúc đẩy các địa phương hoàn thiện các tiêu chí NTM chính là nhờ Chương trình 135.
Tỉnh Bình Phước có 9 xã khu vực III, 1 xã biên giới và 51 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Nguồn lực đầu tư của Chương trình, không chỉ giúp diện mạo nông thôn khởi sắc, mà còn giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, cuộc sống ngày càng no ấm.
“Trước đây, cuộc sống của bà con rất bấp bênh, phụ thuộc vào việc trồng lúa rẫy. Nhờ sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nên cuộc sống bà con ổn định hơn; con cháu trong bản đều được đến trường học chữ, bà con trong bản rất phấn khởi. Chưa bao giờ tôi thấy bản làng cũng như đời sống của bà con có sự đổi thay đổi lớn như hôm nay…”. Đó là những chia sẻ của ông Hồ Khiên, dân tộc Chứt ở bản Tà Vờng, xã Trọng Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình) khi nói về những đổi thay trên quê hương nhờ chính sách dân tộc.
Về xã đặc biệt khó khăn Kim Hòa, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 70%), trong những ngày này, người dân nơi đây rất vui mừng, phấn khởi bởi Đảng bộ xã vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2020 - 2025) và long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được triển khai từ năm 2012 đến nay đã góp phần cải thiện cuộc sống và nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhưng hiện đơn giá chi trả bình quân trên 1ha rừng đang có sự chênh lệch, khiến người dân so bì, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ rừng.
Thông tư số 13/2019/TT-BNV, ngày 6/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định một số chính sách hỗ trợ đối với cán bộ dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Nhưng để động viên khích lệ và giảm thiệt thòi cho những người dôi dư do chủ trương sáp nhập, các địa phương cũng sớm thông qua các chính sách hỗ trợ riêng.
Để giảm nghèo bền vững, ngoài nguồn lực của Nhà nước thì ý thức tự vươn lên của người dân là yếu tố then chốt. Nhưng đây là vấn đề không dễ thực hiện, nếu các địa phương không có cách làm sáng tạo; thậm chí nếu không cứng nhắc sẽ rơi vào tình trạng chín ép
Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Quảng Ninh đã bám sát chỉ đạo của Trung ương; đồng thời có nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo thông qua đề án 196, đã đem lại hiệu quả đột phá. Đến hết năm 2019, 100% các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh đã được công nhận, đạt tiêu chí hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK, vượt kế hoạch trước 1 năm so với lộ trình Đề án 196.
Rà soát thực trạng để xác định căn cơ nguyên nhân nghèo đói của người dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình chính sách; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giảm nghèo… là những cách làm của huyện Định Hóa (Thái Nguyên), nhằm thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, giúp cuộc sống của đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc.
Những lá đơn tự nguyện xin thoát nghèo, hay những trường hợp cố tìm cách để trở thành hộ nghèo, là hai khía cạnh trong văn hóa tiếp nhận chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Vậy, làm thế nào để khuyến khích ý thức vươn lên của người nghèo, hạn chế tình trạng lợi dụng chính sách là vấn đề cần được quan tâm.
Việc làm là yếu tố “đầu vào” quan trọng nhất để đánh giá thu nhập, từ đó xác định chính xác hộ nghèo hay không nghèo. Nhưng hiện nay chỉ số “việc làm” trong rà soát hộ nghèo vẫn còn những hạn chế, thậm chí chưa chính xác.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW) đã đạt được những kết quả tích cực. Chỉ thị đã minh chứng cho một quyết sách đúng đắn của Đảng, không chỉ góp phần giải quyết những vấn đề nội tại trong triển khai tín dụng chính sách xã hội, mà còn tạo bước đột phá trong việc kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng NHCSXH hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách, làm tô đậm thêm tính nhân văn của chính sách tín dụng xã hội mà Đảng, Nhà nước Việt Nam dành cho người nghèo, để không ai trong số họ bị bỏ lại phía sau.
Thực hiện hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế từ nguồn vốn Chương trình 135, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tham mưu cho các cơ quan chức năng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân, trong đó ưu tiên lựa chọn hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi địa phương. Hướng đi này đang tạo ra những nông sản đặc trưng của miền Tây xứ Nghệ.
Thu nhập là một tiêu chí “cứng” để xác định hộ nghèo, từ đó các chính sách giảm nghèo được triển khai nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện mức sống cho người dân. Nhưng để xác định được thu nhập của hộ nghèo, nhất là hộ đồng bào DTTS không hề dễ.
LTS: Sau 5 năm (2016 - 2020) thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, kết quả giảm nghèo của nước ta đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo vẫn chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS vẫn còn rất cao; trong khi đó việc xây dựng và thực thi chính sách giảm nghèo nói chung còn có những “lỗ hổng” nhất định.
Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân. Luật quy định rõ, chính sách ưu tiên của Nhà nước về công tác khám bệnh, chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và miền núi. Quy định này là cần thiết, giúp người dân vùng khó khăn, đồng bào DTTS được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025” (Quyết định 2086), Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tổ chức rà soát nhu cầu hỗ trợ, đầu tư theo Quyết định 2086, sau khi nguồn vốn của Đề án này được cấp vào cuối năm 2019. Ngay trong năm 2020, các định mức đầu tư đã được xây dựng và chuẩn bị triển khai thực hiện.
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ là “đòn bẩy” của các huyện nghèo. Ðây là nhận xét của Ðoàn giám sát Ban Dân tộc HÐND tỉnh Bình Định về kết quả thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ tại các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh.