Chiều 28/12, tham luận tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố đã đề xuất Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chính sách bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng; sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp...
Sáng 24/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào dự thảo chính sách “Dự án điều tra, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 (NĐ05) về công tác dân tộc”. Thừa ủy quyền của Lãnh đạo UBDT, ông Hoàng Đức Thành – Vụ trưởng Vụ Pháp chế UBDT chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện các Bộ, ban ngành Trung ương; lãnh đạo một số Vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Bài toán khó khăn về đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã diễn ra từ nhiều năm, nhưng do quỹ đất không còn nên đến nay, vẫn chưa có giải pháp căn cơ để tháo gỡ vướng mắc. Trong khi đó, tình trạng bán đất sản xuất trong vùng đồng bào DTTS vẫn thường xuyên xảy ra. Do vậy để ổn định cuộc sống cho đồng bào trước mắt cần ngăn chặn tình trạng này và tính kế chuyển đổi nghề, tạo sinh kế phù hợp cho người dân.
Những năm qua, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn vùng DTTS đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc xây dựng NTM tại những xã khó khăn, vùng đồng bào DTTS vẫn còn nhiều trở ngại. Do đó, để triển khai xây dựng NTM tại các xã đặc biệt khó khăn thì cần những cách làm sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng, miền.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất (thuộc Chương trình 135), bằng nhiều giải pháp đồng bộ, tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư trên 303 tỉ đồng, giúp gần 259 ngàn hộ nghèo và cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần đưa tốc độ giảm nghèo bình quân đạt 3,61%/năm.
Những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 135, các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã từng bước hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng, diện mạo xã nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Đặc biệt, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn.
Nguồn lực đầu tư thực hiện chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS theo các quyết định của Chính phủ không nhỏ, nhưng khi đi vào thực tế việc cấp đất cho dân lại không hiệu quả, khó triển khai và nhiều vướng mắc. Tính đến nay, đã gần 20 năm triển khai các quyết định cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo, nhưng tình trạng thiếu đất sản xuất vẫn tồn tại dai dẳng …
Khánh Vĩnh là huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Điều kiện hạ tầng cơ sở, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, hạn chế, do đó, hời gian qua, chính quyền địa phương rất quan tâm, chú trọng để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách về giảm nghèo, an sinh xã hội, qua đó từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn toàn huyện...
Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ đất sản xuất để giúp đồng bào DTTS nói chung và đồng bào DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng có đất canh tác, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất vẫn còn tồn tại khá nhiều. Đặc biệt, điệp khúc có đất rồi lại mất đất đang lặp đi lặp lại như chưa có hồi kết.
Là tỉnh miền núi với 22 dân tộc chung sống, những năm qua, lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc được tỉnh Tuyên Quang đặc biệt chú trọng. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần… của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Nước ta có 16 DTTS có số dân dưới 10.000 người. Đó là những DTTS rất ít người, điều kiện kinh tế khó khăn, là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Xuyên suốt những năm qua, cùng với những chính sách chung cho vùng DTTS và miền núi, Đảng, Nhà nước còn ưu tiên hàng loạt các chính sách đặc thù, hỗ trợ, tạo điều kiện tối ưu để đồng bào các dân tộc rất ít người phát triển, kéo dần khoảng cách chênh lệch giữa các thành phần dân tộc.
Các tỉnh Tây Nguyên có tỷ lệ tiêm chủng thấp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan các dịch bệnh nguy hiểm. Do đó, ngành Y tế các tỉnh này luôn đặt quyết tâm xóa “vùng lõm” tiêm chủng mở rộng (TCMR). Nhưng tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, công tác tiêm chủng vẫn còn nhiều khó khăn.
Nhờ triển khai kịp thời những chính sách giảm nghèo, thông qua việc đầu tư các mô hình sản xuất phù hợp mang lại hiệu quả cao, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) trở thành điểm sáng trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững.
Những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Các chương trình, chính sách, dự án được triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực; tạo nên sự khởi sắc cho vùng đồng bào DTTS, đời sống của đồng bào các dân tộc ngày càng được cải thiện.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 33/2020/QĐ – TTg ngày 12/11/2020 về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 – 2025
Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 được tỉnh Hà Giang quan tâm, triển khai thực hiện hiệu quả. Theo đó, các dân tộc Lô Lô, Pu Péo, Bố Y, Pà Thẻn, Phù Lá… được thụ hưởng các nguồn vốn hỗ trợ, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
"Chúng ta cũng sẽ cùng nhau đề ra định hướng quan trọng trong quan hệ đối tác ASEAN-Trung Quốc trong năm 2021 tạo mốc kỷ niệm 30 năm hợp tác và phát triển".
Trong các số báo trước chúng tôi đã phản ánh hiệu quả việc triển khai Đề án 2086 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; trong đó nổi bật là tạo sinh kế nâng cao thu nhập; khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho hai dân tộc Phù Lá, Bố Y. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tại cơ sở, Đề án cũng còn những khó khăn, bất cập về định mức hỗ trợ, cơ chế chính sách... đòi hỏi cần có sự điều chỉnh, cân đối để phát huy hiệu quả.
Qua khảo sát thực tế, bên cạnh những khó khăn về kinh tế thì, đồng bào hai dân tộc Phù Lá, Bố Y ở Lào Cai không còn giữ được tiếng nói, trang phục truyền thống, nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, lễ hội bản sắc dân tộc đang dần mai một… Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo sinh kế nâng cao thu nhập, thì việc triển khai chính sách đầu tư, hỗ trợ cho đồng bào khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa cũng đang được chú trọng.
Thực hiện Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 (Đề án) theo Quyết định số 2086 của Thủ tướng Chính phủ, tại Lào Cai có hai dân tộc là Phù Lá và Bố Y được thụ hưởng chính sách này. Theo đó, từ cuối năm 2018 việc triển khai Đề án, đã góp phần giải quyết được cơ bản những vấn đề khó khăn trong đồng bào; nhất là việc tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, bảo tồn văn hóa của hai dân tộc, giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn.