Mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Hà Giang trong thời gian tới đang kỳ vọng rất lớn vào quá trình triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, là yếu tố quan trọng để địa phương phát triển bền vững.
Đây là tổng kinh phí được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn II từ năm 2021-2025”.
Những năm qua, từ các dự án hỗ trợ sản xuất từ các Chương trình 30a, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới… đồng bào các DTTS đã phát triển sinh kế thông qua việc hỗ trợ các loại cây trồng, vật nuôi và tiếp cận khoa học kỹ thuật,.. Tuy nhiên, một số địa phương do xây dựng kế hoạch, khảo sát thực tế chưa hợp lý; đặc biệt có địa phương cung cấp con giống chưa đảm bảo, không phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán sản xuất của bà con, dẫn đến hiệu quả thấp, gây lãng phí nguồn kinh phí hỗ trợ.
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực vươn lên của người dân, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã giảm từ 43,65% (năm 2016) xuống còn trên 22% (năm 2020). Theo đánh giá, tuy tỉ lệ hộ nghèo có giảm nhưng chưa bền vững, nguyên nhân một phần do nguồn lực đầu tư còn nhỏ lẻ, một phần do công tác xóa đói giảm nghèo còn tồn tại một số bất cập, hạn chế.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo tiền để cho các xã trên địa bàn Lâm Hà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đối với đồng bào DTTS trên địa bàn. Nhờ đó, 100% xã, thị trấn trên địa huyện hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.
Bằng cách linh hoạt lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách dân tộc như Chương trình 135, Quyết định 2086/QĐ-TTg…, tỉnh Hà Giang đã đầu tư nguồn lực, tạo sinh kế trong vùng đồng bào DTTS. Từ đây, đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh có động lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Thời gian gần đây, các mô hình hợp tác xã (HTX) thanh niên khởi nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên địa phương. Tuy nhiên, để các mô hình HTX thanh niên khởi nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững, thì vẫn cần tháo gỡ những vướng mắc và có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ khác.
Mặc dù đất đai ở khu tái định cư Vụ Bổn khó canh tác, nhưng lại phù hợp với việc chăn nuôi đại gia súc, ở đây cũng đã có một số hộ khá nên từ chăn nuôi trâu, bò. Do đó, để giải bài toán giảm nghèo cho khu tái định cư, địa phương cần linh hoạt trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế hộ.
Ngành y tế đang đối mặt với thực trạng thiếu hụt và mất cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực ở cơ sở, nhất là vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Để giải quyết thực tế này, việc rà soát cơ chế chính sách đã ban hành để điều chỉnh phù hợp, thì ngành y tế, cũng như các cấp chính quyền địa phương cũng cần chú trọng, tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh chính sách với các giải pháp căn cơ, đồng bộ hơn để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp trong tình hình mới.
Với nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan, việc thu hút nguồn nhân lực y tế là các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên... chất lượng cao vốn dĩ đã khó, để giữ chân họ ở lại lâu dài với tuyến dưới càng khó hơn.
Cuối năm 2020, huyện Lâm Hà được tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Từ nguồn vốn Chương trình 135, Lâm Hà đã từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hỗ trợ trong sản xuất, từ đó cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn toàn huyện.
Thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đem lại hiệu quả tích cực trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung, ở xã Mù Cả, huyện Mường Tè nói riêng. Nhờ chính sách này, người dân có thêm nguồn vốn đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế để thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Cùng với các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã và đang triển khai trên địa bàn, Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đồng bào Mông huyện Mường Lát giai đoạn 2016 - 2020”, đã tăng thêm nguồn lực, qua đó thúc đẩy KT-XH phát triển bền vững,, kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào Mông.
Ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tại Quyết định số 08/2007/QĐ-TTg ngày 12/1/2007 và Quyết định số 1766/QĐ-TTg ngày 10/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
“Các công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng đã mang niềm vui về cho bà con dân bản, ai cũng có ý thức hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn tài sản chung, cùng nhau phát triển sản xuất” - đó là chia sẻ của anh Lò Văn Toán, Trưởng thôn Nà Pồng, xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La khi nói về hiệu quả của Chương trình 135 đối với sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của địa phương.
Mặc dù, Nhà nước đã có nhiều chính sách và tạo ra những thay đổi tích cực để tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế, nhưng trên thực tế, ngành y tế, nhất là y tế ở vùng sâu vùng xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển cả về nhân lực, vật lực dẫn đến những hạn chế trong chăm sóc sức khỏe của người dân.
Những năm qua, với việc triển khai hiệu quả Chương trình 135, vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh Vĩnh Phúc đã ngày càng khởi sắc. Hàng nghìn hộ dân đã được hưởng lợi, tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng no ấm…
Để ngăn chặn tín dụng đen, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan pháp luật, thì hệ thống các ngân hàng nhà nước, thương mại cần có những giải pháp linh hoạt, nhất là xây dựng được cơ chế và cải tiến thủ tục, mở rộng đối tượng cho vay phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS&MN giai đoạn 2017-2020, theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, trong năm 2020, tỉnh Hòa Bình đã giải ngân gần 25 tỷ đồng để hỗ trợ nước sinh hoạt, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ vay vốn tín dụng cho hộ đồng bào DTTS nghèo. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh.
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại những địa bàn khó khăn, vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, nguồn nhân lực y tế chất lượng cao ở tuyến cơ sở đến nay vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của Nhân dân đang ngày càng cao...