Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đề nghị ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển, bảo vệ rừng

PV - 18:10, 28/12/2020

Chiều 28/12, tham luận tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố đã đề xuất Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chính sách bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng; sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: "Bên cạnh hai trụ cột kinh tế và xã hội, chúng ta phải chú trọng hơn nữa vấn đề môi trường. Mọi người đều phải có trách nhiệm nhiệm bảo vệ môi trường, từ không khí cho đến nguồn nước, từ dòng sông cho đến con suối, từ hồ ra đến biển. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã yêu cầu đóng cửa rừng tự nhiên. Trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã đề xuất trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới".

Tham luận tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn cho biết, về các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, với tiềm năng, lợi thế và xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, Kon Tum xác định nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ là 1 trong 3 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới; đồng thời, đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển thêm 15.000 ha rừng, nâng độ che phủ rừng đạt tối thiểu 64%.

Cũng theo ông Lê Ngọc Tuấn, mặc dù Trung ương đã ban hành cơ bản đầy đủ chính sách về phát triển rừng, nhưng nguồn vốn thực hiện hạn chế; chế tài xử phạt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn chưa đủ mạnh để răn đe; đời sống người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng gần rừng còn nhiều khó khăn và thiếu đất sản xuất, dẫn đến bị các đối tượng dụ dỗ khai thác rừng trái phép...

Tỉnh Kon Tum đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí để thực hiện các chính sách của Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 – 2030, nhất là các chính sách về phát triển rừng gắn với hỗ trợ sinh kế và phát triển hạ tầng phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ để thúc đẩy người dân trồng rừng; sửa đổi, bổ sung các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp theo hướng giảm khối lượng để đủ định lượng khởi tố hình sự vụ án, điều tra và xét xử các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, sâm Ngọc Linh và dược liệu nói chung là tiềm năng lớn của quốc gia, tuy nhiên, việc mở rộng diện tích đang gặp nhiều khó khăn do vướng quy định của Luật Lâm nghiệp nên chưa thể nuôi trồng, phát triển sâm Ngọc Linh cũng như cây dược liệu dưới tán rừng đặc dụng.

Do đó, tỉnh Kon Tum kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sớm có giải pháp tháo gỡ cho các địa phương thực hiện thí điểm phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu khác dưới tán rừng đặc dụng. Riêng tỉnh Kon Tum đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phương án thí điểm phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu khác dưới tán rừng đặc dụng theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đầu tư, phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác tỉnh Kon Tum.

Đề xuất nâng mức hỗ trợ đối với hộ dân tộc thiểu số nhận khoán bảo vệ rừng

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Trong tham luận tại Hội nghị, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang kiến nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ đối với các hộ gia đình dân tộc thiểu số nhận khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP (tăng từ 400.000 đồng/ha/năm lên 1.000.000 đồng/ha/năm). Lý do là hiện nay mức hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm là thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân.

Tỉnh Tuyên Quang đề nghị Trung ương nghiên cứu ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ các địa phương trong phát triển, bảo vệ rừng đầu nguồn; bảo vệ nguồn nước và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tỉnh đề nghị nâng mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất lên mức 30 triệu đồng/ha; ban hành chính sách khoanh nuôi tái sinh tự nhiên ở mức 6 triệu đồng/6 năm/1ha; khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung bằng cây gỗ lớn mức 10 triệu đồng/6 năm cho phù hợp, bảo đảm cho người dân tích cực chăm sóc bảo vệ rừng.

Cũng kiến nghị về quản lý rừng, lâm nghiệp, tỉnh Yên Bái mong muốn Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương và chỉ đạo các bộ, ngành ở Trung ương quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện xây dựng đề án Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao miền Bắc tại tỉnh Yên Bái. Tỉnh Yên Bái kiến nghị Chính phủ sớm tháo gỡ khó khăn trong việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên đối với các dự án truyền tải điện.

Hiện nay, tỉnh Yên Bái và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai thực hiện một số dự án truyền tải điện từ nguồn ngân sách nhà nước có sử dụng một phần đất rừng tự nhiên. Do đó, tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác đối với các công trình này. Tuy nhiên, đến nay đề nghị này chưa được chấp thuận, do đó, tỉnh Yên Bái và EVN chưa có căn cứ để triển khai các bước tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Thăm, tặng quà đồng bào Chăm dịp kết thúc tháng chay Ramada và Tết Roya Haji

Kiên Giang: Thăm, tặng quà đồng bào Chăm dịp kết thúc tháng chay Ramada và Tết Roya Haji

Ngày 28/3, Đoàn công tác của tỉnh Kiên Giang do ông Danh Lắm, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà đồng bào Chăm tại ấp Rọc Lá, xã Tây Yên A (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) nhân dịp lễ kết thúc tháng chay Ramada của Hồi giáo và Tết Roya Haji.
Tin nổi bật trang chủ
Ký kết bản ghi nhớ nhận nuôi dưỡng các cháu học sinh trong Chương trình: Con nuôi Đồn Biên phòng tại Hà Giang

Ký kết bản ghi nhớ nhận nuôi dưỡng các cháu học sinh trong Chương trình: Con nuôi Đồn Biên phòng tại Hà Giang

Tin tức - Hoàng Chính - 3 giờ trước
Ngày 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Giang, Tạp chí Cộng sản và Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Bắc đã tiến hành ký kết bản ghi nhớ nhận nuôi dưỡng các cháu học sinh trong Chương trình: Con nuôi Đồn Biên phòng.
Công ty Dược phẩm Medisun bị buộc thu hồi toàn quốc thuốc Femancia vì kém chất lượng

Công ty Dược phẩm Medisun bị buộc thu hồi toàn quốc thuốc Femancia vì kém chất lượng

Sản phẩm - Thị trường - Duy Chí - 3 giờ trước
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có văn bản thông báo đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu kiểm tra, giám sát Công ty Cổ phần Dược phẩm Medisun, địa chỉ số 521 An Lợi, Hòa Lợi, Bến Cát, Bình Dương, phối hợp các nhà thuốc, thu hồi toàn quốc thuốc Viên nang cứng Femancia do Công ty sản xuất, vì không đạt chất lượng.
Giồng Riềng (Kiên Giang): Khởi công xây dựng công trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Giồng Riềng (Kiên Giang): Khởi công xây dựng công trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Tin tức - Tào Đạt - Phương Vũ - 3 giờ trước
Triển khai thực hiện chủ trương “xóa nhà tạm, nhà dột nát”, ngày 28/3, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang, Ban Chỉ đạo “xóa nhà tạm, nhà dột nát” huyện Giồng Riềng đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn xã Ngọc Thành, huyện Giồng Riềng.
Khánh thành công trình nước sạch cho vùng cao Hà Giang

Khánh thành công trình nước sạch cho vùng cao Hà Giang

Nhịp cầu nhân ái - Hà Linh - 3 giờ trước
Ngày 28/3, UBND huyện Mèo Vạc (Hà Giang) phối hợp với UBND quận Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức khánh thành công trình cấp nước sạch tặng học sinh, bà con xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc.
Mượn xe của người quen rồi bán luôn vào tiệm cầm đồ

Mượn xe của người quen rồi bán luôn vào tiệm cầm đồ

Pháp luật - Cao Thiên - 3 giờ trước
Ngày 28/3, Công an xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu (Sơn La) cho biết, đơn vị đã xử lý tin báo của chị Quàng Thị Đỉa, về việc cho Lò Văn Thạnh mượn xe, bị mang đi bán vào tiệm cầm đồ với giá 10 triệu đồng.
Đan viện cổ kính ở Ninh Bình

Đan viện cổ kính ở Ninh Bình

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 26/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025. Đan viện cổ kính ở Ninh Bình. Làng dệt đũi hơn 400 năm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Brazil: Quyết tâm đưa thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Brazil: Quyết tâm đưa thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2030

Thời sự - PV - 20:10, 28/03/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu

Thời sự - PV - 19:15, 28/03/2025
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 28/3, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Nhiều điểm mới trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Nhiều điểm mới trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Giáo dục - Minh Anh - 18:40, 28/03/2025
Chiều 28/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đánh giá việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.
“Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển” qua các tài liệu lưu trữ

“Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển” qua các tài liệu lưu trữ

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 17:16, 28/03/2025
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025), ngày 28/3, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh (Sở Nội vụ Bình Định) tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ chủ đề “Bình Định 50 năm xây dựng và phát triển”.
Đến Ninh Thuận chiêm ngưỡng Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi

Đến Ninh Thuận chiêm ngưỡng Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 17:14, 28/03/2025
Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung của Cụm Tháp Chăm đẹp nhất còn lại ở nước ta tại Ninh Thuận. Theo ghi chép, công trình được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 bởi vua Shihavaman (người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vị vua Champa Po Klong Garai (Jaya Simhavarman) - người có nhiều công lao trong thời trị vị Champa - vùng Panduranga.