Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Sớm tháo gỡ những bất cập trong đơn giá

Sỹ Hào - 21:15, 30/07/2020

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được triển khai từ năm 2012 đến nay đã góp phần cải thiện cuộc sống và nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhưng hiện đơn giá chi trả bình quân trên 1ha rừng đang có sự chênh lệch, khiến người dân so bì, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ rừng.

Đơn giá chi trả DVMTR ở lưu vực Nhà máy Thủy điện Lai Châu là gần 823.000 đồng/ha/năm
Đơn giá chi trả DVMTR ở lưu vực Nhà máy Thủy điện Lai Châu là gần 823.000 đồng/ha/năm

Chênh lệch lớn

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ nhiều năm nay, đơn giá tạm tính mà Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng (BVPTR) Việt Nam chi trả cho các lưu vực thủy điện có sự chênh lệch rất lớn. Điều này không chỉ xảy ra ở ngay trên cùng một địa bàn mà ở những địa phương khác nhau, đơn giá cũng không giống nhau.

Như ở Điện Biên, trên địa bàn tỉnh có 2 lưu vực: Sông Đà và sông Mã được chi trả DVMTR từ nguồn Quỹ BVPTR Việt Nam chuyển về. Ở lưu vực sông Đà gồm 3 nhà máy thủy điện: Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, đơn giá chi trả DVMTR bình quân hơn 500.000 đồng/ha/năm. Đặc biệt, từ khi Nhà máy Thủy điện Lai Châu đi vào hoạt động (năm 2016) thì đơn giá chi trả DVMTR ở lưu vực Nhà máy này được nâng lên gần 823.000 đồng/ha/năm. 

Trong khi đó, diện tích rừng thuộc lưu vực sông Mã (gồm Nhà máy Thủy điện Bá Thước 1, Thủy điện Bá Thước 2), đơn giá chi trả DVMTR chỉ dao động 5.000 - 8.000 đồng/ha/năm. Với đơn giá này, nhiều hộ không mặn mà nhận khoán, bảo vệ rừng.

Còn tại Nghệ An, theo đơn giá tạm tính mà Quỹ BVPTR Việt Nam đưa ra thì lưu vực các Thủy điện Bản Cốc, Bản Vẽ, Hủa Na, Cửa Đạt, Nậm Mô, Nậm Cắn đạt trên 200.000 đồng/ha/năm. Còn ở các lưu vực thủy điện: Bản Cánh, Nậm Nơn, Khe Bố, Sao Va, Nậm Pông lại chỉ có giá dưới 100.000 đồng/ha/năm; thậm chí ở lưu vực Thủy điện Nậm Nơn là 46.000 đồng/ha/năm; lưu vực Thủy điện Khe Bố là 28.000 đồng/ha/năm. 

Đơn giá DVMTR không chỉ chênh lệch lớn ở lưu vực các nhà máy thủy điện mà ở một số chính sách khác, định mức chi trả khoán bảo vệ rừng cũng rất khác nhau. Ví dụ theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg là 100.000 đồng/ha/năm; theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP là 428.000 đồng/ha/năm… Vì có sự chênh lệch đơn giá lớn giữa các chính sách làm cho các hộ nhận khoán ở khu vực liền kề có sự so sánh về quyền lợi.

Cần giải pháp bền vững

Theo quy định hiện hành, đối với các lưu vực thủy điện thì nguồn kinh phí chi trả DVMTR tỷ lệ thuận với công suất phát điện của nhà máy thủy điện. Vì vậy, với những nhà máy thủy điện sản xuất điện năng lớn thì đơn giá chi trả DVMTR lớn hơn. 

Điều này cũng phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do đơn giá chênh lệch quá lớn nên các chủ rừng cũng như những người tham gia nhận khoán bảo vệ rừng có sự so sánh. Đặc biệt, với đồng bào DTTS, khi đơn giá chênh lệch lớn nên các đơn vị liên quan rất khó tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng. 

Để tháo gỡ vướng mắc này, nhiều địa phương đã chủ động điều tiết kinh phí chi trả DVMTR cho phù hợp. Như tỉnh Điện Biên, từ năm 2019, với những lưu vực có đơn giá quá thấp, tỉnh đã nâng lên mức 400.000 đồng/ha/năm đối với các hộ gia đình đồng bào DTTS, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn khi tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

Còn tại Nghệ An, từ năm 2015, tỉnh đã hỗ trợ các đối tượng tham gia bảo vệ rừng tại các lưu vực thủy điện có đơn giá thấp, đưa đơn giá bình quân lên thành 200.000 đồng/ha/năm. Nguồn kinh phí được tỉnh cân đối từ các nguồn ngân sách Nhà nước theo đúng tiêu chí và nguồn kết dư của Quỹ BVMTR từ các năm.

Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế của các địa phương. Giải pháp căn cơ là phải có điều chỉnh phù hợp về đơn giá chi trả DVMTR từ cấp Trung ương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Yên Bái: Thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo

Yên Bái: Thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã dành nhiều nguồn lực và giải phải tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo". Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ người dân nơi đây phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng sống.
Tin nổi bật trang chủ
Chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về lĩnh vực công tác dân tộc: Thẳng thắn, trách nhiệm, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn

Chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về lĩnh vực công tác dân tộc: Thẳng thắn, trách nhiệm, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn

“Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, mặc dù lần đầu tiên trả lời chất vấn nhưng đã chuẩn bị tốt nội dung, nắm chắc vấn đề, sâu sát với thực tiễn, tập trung trả lời vào các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, đồng thời, đề xuất phương hướng nhằm khắc phục những bất cập trong lĩnh vực phụ trách. Qua chất vấn và trả lời chất vấn đã làm rõ thêm trách nhiệm của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc thực hiện chính sách dân tộc”. Đó là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi kết luận nội dung chất vấn về lĩnh vực công tác dân tộc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách

Tiếng nói từ cơ sở - Minh Thu - 41 phút trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguồn vốn Trung ương bố trí cho các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 là 1.501,025 tỷ đồng.
Yên Bái: Thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo

Yên Bái: Thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo

Chính sách dân tộc - Hải Khánh - 2 giờ trước
Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã dành nhiều nguồn lực và giải phải tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo". Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ người dân nơi đây phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng sống.
Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt hơn 20% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt hơn 20% kế hoạch

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Bộ Tài chính vừa ban hành văn bản số 5646/BTC-ĐT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 4 tháng, ước thực hiện 5 tháng kế hoạch năm 2023.
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Tin tức - PV - 5 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới.
ASEAN Para Games 12: Đoàn thể thao Việt Nam đã có gần 130 huy chương

ASEAN Para Games 12: Đoàn thể thao Việt Nam đã có gần 130 huy chương

Thể thao - PV - 5 giờ trước
Tính đến 21h15 ngày 6/6, Đoàn Thể thao Người Khuyết tật Việt Nam đã có 36 HCV, 35 HCB và 56 HCĐ, đứng vị trí thứ 3 bảng tổng sắp huy chương ASEAN Para Games 12.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Đồng bào DTTS hài lòng, tin tưởng về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trước Quốc hội

Đồng bào DTTS hài lòng, tin tưởng về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trước Quốc hội

Sự kiện - Bình luận - Lê Vũ - Bảo Trần - 5 giờ trước
Ngày 6 - 7/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã trả lời chất vấn trước Quốc hội (Kỳ họp thứ 5, Khóa XV). Đông đảo cử tri cả nước, đặc biệt là đồng bào DTTS rất quan tâm đến sự kiện này. Nhiều nơi vùng sâu, vùng xa cả gia đình tập trung lại để theo dõi, cập nhật thông tin trong sự phấn khởi.
Quảng Bình: Tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024

Quảng Bình: Tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024

Giáo dục - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Sáng 7/6, 12.856 em học sinh THCS ở Quảng Bình đã bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024. Trong buổi sáng, các thí sinh đã dự thi 2 môn Ngữ Văn và Tiếng anh, buổi chiều các em bước vào thi môn Toán.
Quảng Ninh: Phát động Tháng hành động vì trẻ em và tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2023

Quảng Ninh: Phát động Tháng hành động vì trẻ em và tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 2023

Xã hội - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Sáng 7/6, tại Tp. Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, khai mạc hoạt động Hè, tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Ninh năm 2023.
Lào Cai đưa Trung tâm dịch vụ hành chính công tại Cửa khẩu Kim Thành vào hoạt động

Lào Cai đưa Trung tâm dịch vụ hành chính công tại Cửa khẩu Kim Thành vào hoạt động

Tin tức - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Bắt đầu từ ngày 7/6, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đưa Trung tâm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính vào vận hành tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Đây là một trong các hợp phần của dự án cửa khẩu số mà tỉnh Lào Cai đang tập trung xây dựng.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội giúp phụ nữ khởi nghiệp

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội giúp phụ nữ khởi nghiệp

Xã hội - Mai Hương - 12 giờ trước
Trong thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trên địa bàn để triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng CSXH. Góp phần quan trọng giúp phụ nữ có điều kiện để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.