Chính sách trợ cấp xã hội (TCXH) hằng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) được triển khai từ năm 2013 đến nay theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP (NĐ 136). Sau gần 8 năm, chính sách này đã bộc lộ nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cần phải sửa đổi để phù hợp với tình hình mới.
An ninh lương thực quốc gia đang bị đe dọa khi khu vực đồng bằng đang chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Điều này đòi hỏi phải có một chương trình phát triển tổng thể đồng bằng, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” trong ứng phó BĐKH.
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong giảm nghèo vùng đồng bào DTTS, những năm qua, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã tận dụng sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách đặc thù dành cho vùng DTTS, miền núi để đầu tư xây dựng hạ tầng, nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển bền vững.
Nước ta đang ở thời kỳ “dân số vàng” khi có khoảng 56,1/96 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Nhưng tình trạng già hóa dân số cũng đang “gõ cửa”. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, việc làm trong thời kỳ mới, yêu cầu đặt ra là phải có lộ trình đào tạo lao động mang tầm chiến lược.
Đến thời điểm này, chỉ tiêu “lao động qua đào tạo” đã vượt kế hoạch đề ra; tuy nhiên, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) đạt rất thấp, nhất là lao động DTTS. Điều này đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận trong việc thực hiện chỉ tiêu “lao động qua đào tạo”.
Thực trạng trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật (CMKT) rất thấp của phần lớn lao động DTTS ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập đã được Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh trong số báo 1605, ra ngày 18/3. Điều này đặt ra yêu cầu, phải nhìn thẳng vào hạn chế của công tác giáo dục, đào tạo (GD&ĐT) cho lao động DTTS lâu nay.
Lồng ghép giới theo nguyên tắc “ưu tiên phụ nữ” được thể hiện xuyên suốt trong các văn bản liên quan của Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Nhưng trên thực tế, đây vẫn là một rào cản trong quá trình thực hiện, vừa hạn chế mức thụ hưởng của phụ nữ, đồng thời kéo giảm hiệu quả của chính sách giảm nghèo.
Là một trong những nhóm dân số đặc thù theo quy định trong Dự thảo Luật Dân số đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, các DTTS rất ít người sẽ được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, việc xây dựng một mô hình can thiệp phù hợp là không hề dễ.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện biên giới Mường Lát và các đơn vị liên quan thực hiện Đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khơ-mú, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020” nhằm nâng cao đời sống, xóa bỏ dần các tập tục lạc hậu và hỗ trợ sinh kế cho người dân.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng lên cùng với đời sống tinh thần được nâng lên rõ rệt… Đây là kết quả của các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ đồng bào dân tộc Brâu và Rơ-măm - hai dân tộc có dân số dưới 1.000 người, sinh sống tập trung duy nhất ở tỉnh Kon Tum.
Kết quả sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố đã và đang đem lại nhiều lợi ích thiết thực, được Nhân dân đồng thuận cao. Tuy nhiên, sau sáp nhập, việc sử dụng các công trình hạ tầng chung, nhất là công trình nhà văn hóa (NVH) như thế nào để tránh lãng phí vẫn là một vấn đề phải tính toán kỹ.
Cầu Kè là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh Trà Vinh (chiếm 32,76%). Những năm qua, Cầu Kè đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển toàn diện trong vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là triển khai thực hiện kịp thời các chính sách ưu đãi về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi, đào tạo nghề... Qua đó, đã giúp không ít hộ đồng bào dân tộc Khmer có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
Hiện các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp thôn, tổ dân phố, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, góp phần tiết kiệm ngân sách. Tuy nhiên, ở những địa bàn đặc biệt khó khăn (ĐBKK), lại phát sinh một số vướng mắc cần kịp thời có giải pháp để tháo gỡ.
Đi trên con đường bê tông uốn lượn quanh các ngôi làng, qua những mái nhà mái ngói đỏ tươi, những dãy cà phê, tiêu tươi tốt… sẽ không khó để cảm nhận được đời sống của người dân các buôn làng Tây Nguyên đang từng ngày no ấm. Thành quả này có sự hỗ trợ quan trọng từ Chương trình 135.
Năm 2019, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vẫn đạt yêu cầu đề ra. Nhưng để giảm nghèo bền vững thì việc giải ngân vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững cần phải được các địa phương thực hiện.
Lồng ghép nguồn lực là một trong những yếu tố quan trọng để đầu tư có hiệu quả các công trình hạ tầng ở miền núi. Nhưng hiện việc lồng ghép “nói thì dễ, làm thì khó”, bởi cơ chế chưa rõ ràng.
Theo thông tin của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ lao động nữ trong khu vực phi chính thức hiện nay còn khá cao, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (62,4% số lao động nữ làm việc trong gia đình không hưởng lương và tự làm; 41,1% số lao động nữ làm những công việc giản đơn). Dù việc đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn đã được chú trọng, nhưng tạo sinh kế cho họ sau học nghề gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều năm nay, tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm các DTTS có tỷ lệ cán bộ hợp lý tham gia các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện đến xã. Nhờ đó, từ năm 2014 đến nay, tổng số đảng viên được kết nạp mới trên toàn tỉnh là 5.108 người, trong đó có 2.824 đảng viên là người dân tộc Chăm và Raglai.
Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer (16.384 hộ, chiếm 33,14%). Sau nhiều năm thực hiện hiệu quả Chương trình 135 đã giúp đời sống của người dân ở Mỹ Xuyên không ngừng phát triển.
Hỗ trợ thanh niên nông thôn, thanh niên DTTS khởi nghiệp sáng tạo là một trong những mục tiêu được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam đề ra trong nhiệm kỳ 2019 - 2024. Để thực hiện được mục tiêu này thì cần phải kịp thời tháo gỡ những hạn chế về cơ chế, chính sách.