Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

An ninh nguồn nước cho đồng bào DTTS

Sỹ Hào - 08:41, 01/11/2019

Thiên tai bất thường đã làm nhiều công trình cấp nước sinh hoạt (NSH) cho người dân miền núi không phát huy đúng công năng. Ngoài ra, chất lượng nguồn nước ở khu vực này cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Công trình cấp NSH ở khu vực miền núi thường gặp sự cố khi mưa lũ. Ảnh TL
Công trình cấp NSH ở khu vực miền núi thường gặp sự cố khi mưa lũ. Ảnh TL

Bài 2: Nỗi lo về chất lượng


Thường xuyên gặp sự cố

Thời gian qua, từ nhiều chương trình, dự án, người dân khu vực miền núi đã được đầu tư nhiều công trình NSH. Nhưng thời tiết bất thường khiến cho việc vận hành các công trình cấp NSH cho người dân miền núi thường gặp sự cố.

Vào mùa nắng hạn, nhiều công trình cấp NSH ở khu vực miền núi không hoạt động do suối khô, sông cạn. Nhưng vào mùa mưa lũ, không ít công trình cũng không thể cấp nước do bị đất đá vùi lấp, hư hỏng; việc sửa chữa, khắc phục là rất khó khăn, tốn nhiều kinh phí.

Công trình cấp NSH tập trung có vốn đầu tư hơn 15 tỷ đồng ở thị trấn Mường Lát (huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) là một ví dụ. Đợt mưa lũ cuối tháng 8/2018 đã cuốn trôi, vùi lấp hệ thống dẫn nước kéo từ núi bản Poọng (xã Tam Chung) về thị trấn Mường Lát, “cắt đứt” nguồn NSH của người dân trên địa bàn.

Sau sự cố, tỉnh Thanh Hóa đã “hỏa tốc” phê duyệt phương án đầu tư đường cấp nước tạm thời (5km) từ đập đầu nguồn Pom Puôi, đấu nối vào hệ thống cấp nước cũ, kinh phí thực hiện 3,5 tỷ đồng. Nhưng hoàn lưu bão số 3, số 4 năm 2019 (xảy ra cuối tháng 8) gây mưa lớn, lũ quét cũng đã phá hủy đường cấp nước tạm thời này.

Vì thế, từ cuối tháng 8/2018 đến thời điểm này (tháng 11/2019), thị trấn Mường Lát khan hiếm NSH. Toàn thị trấn có hơn 2.500 hộ dân thì gần 1.700 hộ thiếu NSC trầm trọng; mọi khe suối đều được tận dụng triệt để.

Không chỉ ở thị trấn Mường Lát mà rất nhiều công trình cấp NSH ở khu vực miền núi có tuổi thọ không cao; tỷ lệ cấp nước rất thấp do thường xuyên bị lũ quét, sạt lở đất. Khảo sát của Viện Quy hoạch Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại 19.004 công trình cấp NSH trên địa bàn 8 tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Hòa Bình, Cao Bằng, Lào Cai) cho thấy, tỷ lệ cấp nước chỉ đạt 34,5% so với thiết kế ban đầu.

“Khát” nước và nguy cơ dịch bệnh

Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, từ năm 2012 đến nay, nhiều chương trình, dự án hỗ trợ NSH đã triển khai ở miền núi. Chỉ tính riêng thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg, tại 52 tỉnh vùng DTTS đã có 476 công trình NSH tập trung được xây dựng; ngoài ra đã có 249.251 hộ được hỗ trợ nước phân tán. Nhưng đến thời điểm này, toàn vùng vẫn còn 313.219 hộ thiếu NSH.

Thiếu NSH nên người dân miền núi phải sử dụng nước rất tiết kiệm. Như cách giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã thực hiện từ cuối tháng 8/2018 đến nay: Tắm rửa thì tìm những vũng có nước tích tụ từ các mạch nước ngầm; nước vệ sinh thì dồn các loại NSH vào một bể để dùng dần...

Việc bắt buộc phải tiết kiệm NSH theo cách này là nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Bởi nguồn nước (nước ngầm và nước bề mặt) ở khu vực miền núi đã bị ô nhiễm do trong quá trình canh tác, người dân đã “quá tay” sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cùng với đó là tập quán chăn nuôi thả rông; ngoài ra còn nhiều nguồn gây ô nhiễm bất thường khác cũng luôn thường trực.

Vụ việc một lượng lớn dầu thải bị đổ trộm gây ô nhiễm suối Trầm, suối Bằng ở xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình), kéo theo hệ lụy hàng chục nghìn hộ dân ở Thủ đô Hà Nội phải dùng NSH “bẩn” đầu tháng 10/2019 là lời cảnh báo. Lâu nay, việc xây dựng các công trình cấp NSH đều lấy nguồn từ khe suối đầu nguồn. Điều này đặt dấu hỏi lớn về an ninh nguồn nước cho người dân miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin nổi bật trang chủ
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 31 phút trước
Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Kinh tế - Minh Thu - 35 phút trước
Nối tiếp sự tăng trưởng từ năm 2023, giá cà phê tiếp tục tăng từ đầu năm 2024 đến nay. Bên cạnh đó, giá hồ tiêu cũng tăng cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân các tỉnh Tây Nguyên, tạo cơ hội gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao tính bền vững của cà phê, hồ tiêu.
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 38 phút trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 41 phút trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật quý tại trưng bày “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

Giới thiệu nhiều tài liệu, hiện vật quý tại trưng bày “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”

Tin tức - Tào Đạt - 42 phút trước
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Geneve (21/7/1954 - 21/7/2024), Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” từ ngày 25/4 đến tháng 6/2024.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 45 phút trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 47 phút trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 52 phút trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”

Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”

Du lịch - Tào Đạt - 56 phút trước
Diễn ra từ ngày 30/4 - 1/5, không gian chợ phiên vùng cao tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ đem đến những nét văn hóa đặc trưng của một phiên chợ vùng cao ngay tại Thủ đô.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 1 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.