Ngày 30/3, ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa tổ chức Hội nghị triển khai dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ của Việt Nam (SACCR)” năm 2022.
Hệ thống hồ, đập có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, vừa cung cấp nước uống, nước tưới tiêu, tạo năng lượng thủy điện, đồng thời cắt lũ, giải hạn,… Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nguồn nước không đều nền hệ thống “kho chứa nước” này chưa phát huy hết công năng, kèm theo đó là những hệ lụy về sinh kế cho người dân, nhất là ở khu vực miền núi.
Tin tức -
Duy Chí -
18:20, 07/11/2024 Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra tình trạng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Hội thảo chính và quan trọng nhất tại Tuần lễ nước Việt Nam 2024 diễn ra ngày 07/11/2024, đã tập trung bàn giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước và thích ứng bền vững với BĐKH.
Bãi rác tập trung khổng lồ, hàng ngàn tấn chất cao, bốc mùi hôi thối đặt ngay sát khu dân cư, khiến hàng trăm hộ dân thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng nhiều năm nay, phải sống trong cảnh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe...
Media -
Trọng Bảo -
11:02, 06/06/2023 Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng căng thẳng về nước theo mùa ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng.
Sở hữu khoảng 3.450 con sông với chiều dài từ 10 km trở lên; cùng với đó là hàng nghìn sông suối nhỏ, nhưng nước ta không phải là một quốc gia dồi dào về nước. Biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan khiến nhiều địa bàn trên cả nước đã và đang xảy ra nhiều loại hình thiên tai cực đoan liên quan đến nước; đặc biệt là hạn hán sẽ diễn ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất người của người dân, nhất là ở vùng DTTS và miền núi.
Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, tình trạng khan hiếm, thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất tại một số địa phương ở nước ta xuất hiện thường xuyên và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nguyên nhân được đưa ra một phần là do hậu quả từ biến đổi khí hậu, và một phần do người dân chưa có ý thức coi nước là tài nguyên hữu hạn, theo đó, sử dụng nước một cách bừa bãi, lãng phí. Đây thực sự là cái giá rất đắt phải trả cho sự thiếu ý thức bảo vệ nguồn nước.
Huyện Vân Đồn , có vựa hàu lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, với diện tích nuôi trồng trên 4.000 ha. Hàu không chỉ được tiêu thụ nội địa, mà còn là sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với số lượng lớn. Thời gian gần đây, kết quả quan trắc môi trường nguồn nước các vùng nuôi hàu trên địa bàn huyện Vân Đồn đều ghi nhận nhiều thông số vượt ngưỡng cho phép... Để tránh nguy cơ "mất cả chì lẫn chài", thì việc giữ được an toàn môi trường nước là rất quan trọng...
Vùng đồng bào DTTS và miền núi thường xuyên đối mặt với các thiệt hại và rủi ro thiên tai liên quan đến nước, trong đó có các loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm như: lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối… Do biến đổi khí hậu, các rủi ro thiên tai liên quan đến nước sẽ ngày càng gia tăng, tác động bất lợi đến mọi mặt của hoạt động kinh tế, dân sinh. Đây là thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi nói riêng, cả nước nói chung.
Tin tức -
BTK (T/H) -
20:46, 17/08/2020 Sáng 17/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội tổ chức Hội nghị giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ đập”. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chủ trì Hội nghị.
Những năm qua, chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt đã góp phần ổn định đời sống của người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Nhưng biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp đang đe dọa đến an ninh nguồn nước, đồng thời cũng tạo áp lực mới đối với chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS.
Nguồn nước đang bị suy giảm do biến đổi khí hậu (BĐKH) và việc khai thác tràn lan. Thực trạng này không chỉ đe dọa an ninh nguồn nước đối với người dân miền núi mà tạo áp lực lên chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt (NSH).
Thiên tai bất thường đã làm nhiều công trình cấp nước sinh hoạt (NSH) cho người dân miền núi không phát huy đúng công năng. Ngoài ra, chất lượng nguồn nước ở khu vực này cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Để người dân miền núi có nước sinh hoạt (NSH) thường xuyên nhưng phải bảo đảm hợp vệ sinh (HVS) là không hề dễ, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp. Điều này đòi hỏi chính sách cấp NSH phải được thiết kế phù hợp với tình hình mới.
Xã hội -
VĂN QUỲNH -
14:29, 07/10/2019 Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp tăng cao, trong khi Công ty cấp thoát nước duy nhất trên địa bàn huyện chưa thể đáp ứng đủ khiến nhiều hộ dân ở Đơn Dương phải khai thác nguồn nước ngầm. Thực trạng này dẫn đến nguy cơ giảm mạch nước ngầm và ảnh hưởng đáng kể đến mạch nước này trong thời gian tới.