Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khởi sắc vùng đồng bào Khmer

PV - 09:57, 20/08/2019

Hồng Dân là huyện khó khăn của tỉnh Bạc Liêu, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Những năm gần đây, nhất là từ khi các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện đã giúp bà con Khmer có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo Trưởng Phòng Dân tộc huyện Hồng Dân, ông Danh Cáo cho biết: Thời gian qua, huyện Hồng Dân được Trung ương và tỉnh đầu tư hơn 8,2 tỷ đồng vào các dự án hạ tầng giao thông, các công trình phúc lợi xã hội cùng với các dự án đầu tư hạ tầng phục vụ nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào DTTS. Cùng với đó là nguồn lực hàng tỷ đồng từ các chính sách hỗ trợ định canh, định cư (theo Quyết định 33); hỗ trợ giải quyết đất ở, nước sinh hoạt, đào tạo nghề, giải quyết việc làm (theo Quyết định 29, Quyết định 755); hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo sinh sống ở vùng khó khăn (theo Quyết định 102)... đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Anh Danh Cạnh ở ấp Tà Ky, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) thu hoạch mướp trên bờ ruộng, thực hiện mô hình trồng lúa kết hợp trồng màu. Anh Danh Cạnh ở ấp Tà Ky, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) thu hoạch mướp trên bờ ruộng, thực hiện mô hình trồng lúa kết hợp trồng màu.

Chúng tôi đến Ninh Hòa là một trong những xã có đông

đồng bào Khmer sinh sống nhiều nhất huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu). Trước đây, điều kiện đi lại trong phum, sóc gặp nhiều khó khăn. Phần lớn bà con sản xuất nông nghiệp theo cách truyền thống, chậm đổi mới, ít áp dụng tiến bộ khoa học–kỹ thuật nên thu nhập không cao.

Ông Nguyễn Ngọc Tửng, Chủ tịch UBND xã Ninh Hòa cho biết: Trước thực trạng trên, Ninh Hòa vận động bà con đổi mới cách làm, áp dụng các mô hình kinh tế hiệu quả vào sản xuất… từ đó mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Theo đó, hằng năm từ nguồn vốn được Trung ương phân bổ trực tiếp cho Chương trình xây dựng Nông thôn mới và lồng ghép từ các chương trình dự án khác hơn 35 tỷ đồng, địa phương đã triển khai thực hiện gần 20 công trình thiết yếu: điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi… phục vụ hiệu quả đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế của người dân.

Từ đó, đời sống của người dân thay đổi rõ nét, hộ nghèo giảm dần, hộ khá, giàu tăng lên theo từng năm. Hiện, Ninh Hòa đã hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM; thu nhập được 38 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo giảm xuống còn chiếm 3,2% (hộ nghèo người dân tộc Khmer còn 4,7%), ông Tửng cho biết thêm.

Ông Danh Mỹ, Người có uy tín trong đồng bào Khmer ở ấp Tà Ben, xã Ninh Hòa (huyện Hồng Dân) phấn khởi nói: “Từ khi thực hiện Chương trình Xây dựng NTM đường làng, ngõ xóm trong ấp được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Bà con đồng bào Khmer đồng lòng, chung tay góp sức xây dựng quê hương và có ý thức vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer được nâng lên rất nhiều. Phấn khởi nhất là trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường học tập”.

Tương tự, ở ấp Kosthum, xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân), có gia đình anh Danh Nhiếp trước đây cuộc sống khó khăn vì thiếu vốn, kỹ thuật sản xuất nên 5 công đất làm 1 vụ lúa, vụ tôm không đủ ăn. Năm 2012, chính quyền địa phương giúp đỡ bằng cách giải quyết cho vay 5 triệu đồng từ quỹ xóa đói giảm nghèo và 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội; anh dùng số tiền này cải tạo 5 công đất quanh nhà, chỗ nào cao không trồng lúa được thì đào thành vuông, kết hợp sản xuất theo mô hình lúa–tôm. Nhờ tích cực lao động sản xuất, học tập kinh nghiệm của những người làm ăn giỏi tại xã, năm 2013, anh thu lãi 20 triệu đồng. Từ kết quả này, anh tiếp tục vừa trồng lúa bụi đỏ (giống lúa đặc sản của Bạc Liêu) vừa kết hợp thả tôm sú, kết quả thu lãi trên 50 triệu đồng/năm…

Có thể khẳng định, qua việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, sự hỗ trợ của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể huyện Hồng Dân, không ít hộ đồng bào Khmer nghèo nơi đây đã có điều kiện đã vươn lên, từng bước ổn định cuộc sống, nhiều hộ trở nên khá giả… Từ đó, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

PHƯƠNG NGHI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 12 phút trước
Sáng 23/10, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền và lắng nghe ý kiến Nhân dân quý III - 2024.
Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Xã hội - Minh Nhật - 20 phút trước
Bộ Y tế xây dựng dự thảo thông tư nhằm ban hành danh mục thuốc, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế, kèm theo tỷ lệ và điều kiện chi trả chi tiết. Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được hưởng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trạm y tế xã, đã được mở rộng, thêm 1.037 hoạt chất như Atropin sulfat, Bupivacain hydroclorid...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thời sự - Hương Trà - 28 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 38 phút trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tích cực vận động, tuyên truyền giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS.
Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người có uy tín - Tráng Xuân Cường - 1 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín, ông Lâm Văn An, sinh năm 1965, dân tộc Tày, Trưởng thôn Đội 4, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nêu cao tinh thần gương mẫu, chung tay, góp sức cùng cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân xã Bản Liền xây dựng nông thôn mới.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Tin tức - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2024, ngày 23/10, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với 170 đại biểu về dự Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh. Ông Nguyễn Huy Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Phan Đức Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị đối thoại.
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 5 giờ trước
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Chuyên đề - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Vừa qua, Điện lực Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức chương trình tặng áo ấm mùa đông kết hợp tuyên truyền kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Thầy giáo Ngô Văn Bằng -

Thầy giáo Ngô Văn Bằng - "Mẹ hiền" của trẻ nhỏ ở Đồng Tâm

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trải qua bao thế hệ, trong mắt của mỗi học sinh, phụ huynh, cô giáo mần non luôn được ví như mẹ hiền của các em nhỏ. Nhưng ở Trường Mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có một thầy giáo dành hết tình cảm, tâm huyết để làm tròn vai "mẹ hiền". Đó là thầy giáo Ngô Văn Bằng (1981), dân tộc Tày.
Gương sáng ở Sơn Hà

Gương sáng ở Sơn Hà

Người có uy tín - Thanh Nga - 5 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, ông Bàn Văn Sang đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.