Chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên người DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo… theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP cũng như QĐ 53/2015/QĐ-TTg không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên. Nhưng không hiểu sao, tỉnh Thái Nguyên lại có chủ trương không đồng ý chi trả kinh phí hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú ngoại tỉnh khi nhập học ở một cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn, khiến không ít cơ sở giáo dục lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.
Sau một thời gian tái định cư, cuộc sống nhiều hộ dân thuộc hai làng Brang (xã Đăk Pling, huyện Kông Chro,) và làng Lơ Bơ (xã Chư Krey, huyện Kông Chro) tỉnh Gia Lai bắt đầu có những bước chuyển tích cực. Kinh tế phát triển, đời sống dần ổn định ấm no.
Chiều 05/7, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến và ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.
Phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển là cơ sở để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển vùng DTTS và miền núi. Nhưng kết quả phân định này vẫn còn nhiều hạn chế, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ chưa đạt hiệu quả.
Phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển và phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao là một chính sách quan trọng, hướng đến việc hỗ trợ địa bàn, đối tượng khó khăn nhất để dần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, dân tộc. Tuy nhiên, theo đánh giá, việc phân định hiện nay còn nhiều bất cập, dẫn tới những hạn chế trong việc triển khai cũng như thụ hưởng chính sách.
Những năm qua, tỉnh Hà Giang đã thực hiện nhiều giải pháp để giảm tình trạng di cư tự phát (DCTP). Trong đó, đặc biệt chú trọng đến giải pháp tăng cường tuyên truyền, giải thích, vận động để các hộ dân ổn định cuộc sống tại địa phương. Đối với những hộ hồi cư, các cấp chính quyền địa phương tổ chức tiếp nhận và tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, lương thực, giống cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện để họ chuộc lại tài sản đã bán trước khi đi để yên tâm lao động, sản xuất.
Từ nhiều năm nay, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đồng bào các DTTS, sinh sống ở địa bàn khó khăn tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), góp phần quan trọng để “phủ sóng” chính sách an sinh này. Dù vậy, việc tiếp cận chính sách BHYT ở vùng DTTS và miền núi vẫn còn những “khoảng trống” nhất định.
Thời gian qua, nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế-xã hội cho vùng DTTS và miền núi là không hề nhỏ. Nhưng vùng DTTS, miền núi vẫn là vùng “lõi nghèo”, công cuộc xóa đói giảm nghèo vẫn còn trầy trật. Một trong những nguyên nhân chính là vùng DTTS và miền núi vẫn chưa được định hình một mô hình tăng trưởng phù hợp.
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đoàn kết, gắn bó, sát cánh cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp; bản làng ấm no, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện... đó là những gì chúng tôi cảm nhận và ấn tượng khi về thăm quê hương cách mạng Yên Lập. Có thể nói, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ II, năm 2014, nhiệm kỳ 2014-2019, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã đạt được kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Mới đây (ngày 14, 15/6/2019), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019. Dự Đại hội có bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, ngành cùng 150 đại biểu tiêu biểu đại diện hơn 113.000 người DTTS trên địa bàn huyện.
Quế Phong là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, nhờ được thụ hưởng các chính sách dân tộc, cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào các dân tộc đang ngày một nâng cao, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS trong huyện.
Hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tích cực hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới xây dựng nông thôn mới (NTM).
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã đang được ráo riết triển khai tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, để việc sắp xếp đảm bảo hài hòa các yếu tố về kinh tế-xã hội-văn hóa, còn nhiều vấn đề cần phải bàn. “Không sắp xếp bằng mọi giá”… là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân tại nghị trường Quốc hội (kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV).
Trong 3 năm (2016-2018), toàn tỉnh Lai Châu đã có gần 13 nghìn hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 4,95%/năm, huyện nghèo giảm 5,7%/năm, hộ cận nghèo giảm 0,08%/năm. Có được kết quả này một phần từ việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 28/6/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Lang Chánh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, có đông đồng bào các DTTS cùng chung sống. Lang Chánh được thụ hưởng nhiều dự án, chính sách hỗ trợ như: Chương trình 30a, Chương trình 135 và Chương trình xây dựng nông thôn mới... Theo đó kinh tế-xã hội của huyện đang từng ngày phát triển, đời sống Nhân dân được nâng cao.
Duy trì hoạt động các câu lạc bộ (CLB) bình đẳng giới, giáo dục bình đẳng giới trong trường học, tăng cường vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực… là những giải pháp được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019 do Ủy ban Dân tộc tổ chức vừa qua, nhằm rút ngắn khoảng cách về bất bình đẳng giới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển xin trích lược một số ý kiến tiêu biểu về vấn đề này tới bạn đọc.
Dự thảo Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đang được Ủy ban Dân tộc (UBDT) triển khai lấy ý kiến góp ý của các địa phương. Theo đánh giá, với những cơ chế, chính sách được xây dựng trong dự thảo Đề án sẽ là “cú hích” để phát triển vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK. Vấn đề then chốt là, khi Đề án được Quốc hội thông qua thì việc bố trí vốn để thực hiện là vấn đề cần được quan tâm trước tiên.
Thời gian qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu được các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Ninh Thuận quan tâm thực hiện, đó là tập trung nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền núi, nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, giữa các dân tộc.
Mới đây, UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Quyết định số 731/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2020 nhằm đưa các thôn, ấp ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Những đóng góp của Người có uy tín trong đồng bào DTTS đối với sự phát triển của cộng đồng đã được ghi nhận, tôn vinh và được động viên bằng những chính sách phù hợp. Nhưng để chính sách đối với Người có uy tín phát huy hiệu quả, cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền cơ sở.