Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX về công tác dân tộc, kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thái Nguyên từng bước ổn định và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng được nâng lên.
Bình Liêu là huyện miền núi biên giới có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 96,02% số dân và là vùng “lõi nghèo” của tỉnh Quảng Ninh. Do đó, trong những năm qua công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn được huyện Bình Liêu xác định là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, được thực hiện quyết liệt thường xuyên, liên tục.
Quan Sơn là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, có trên 90% đồng bào DTTS, hộ nghèo và cận nghèo chiếm đa số. Những năm qua, nhờ được thụ hưởng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào đang ngày một nâng cao.
Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh vùng cao biên giới Lào Cai. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS trên địa bàn. Để nhận diện rõ hơn sự đổi thay này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai.
Để phát triển vùng DTTS, miền núi , tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều sáng tạo, ban hành nhiều chính sách đặc thù trong thực hiện công tác dân tộc, trong đó có Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017- 2020” (Đề án 196). Đến nay, việc thực hiện Đề án đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2019 không còn thôn, xã nằm trong diện ĐBKK…
Sau hơn 10 năm thực hiện Dự án Làng thanh niên lập nghiệp , nhiều dự án đã công bố thất bại. Vậy nhưng, vượt qua khó khăn, cần cù lao động, nhiều hộ dân ở làng Thanh niên lập nghiệp Ia Lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk đã có cuộc sống khá giả, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những năm qua, tỉnh An Giang thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từ đó đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS được nâng lên, bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Những năm qua, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều chính sách dân tộc tại vùng đồng bào dân tộc Mông. Nhờ đó, kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Mông có bước cải thiện tích cực.
Hiện nay, cùng với điều kiện kinh tế còn khó khăn thì số lượng và chất lượng dân số của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người (dân tộc thiểu số rất ít người-DTTSRIN) còn rất nhiều hạn chế. Do đó, để hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các DTTSRIN, việc xây dựng một chính sách đặc thù là hết sức cần thiết.
Xu hướng phát triển công nghệ thông tin (CNTT) thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của Việt Nam. Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, rào cản trong việc tiếp cận và ứng dụng CNTT. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019-2025”, là một trong những đòn bẩy rất quan trọng đối với sự phát triển vùng DTTS, miền núi.
Hết năm 2018, hộ nghèo là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đăk Nông giảm 5% so với năm 2017. Kết quả này có được là nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Trung ương; ngoài ra có một phần quan trọng đến từ những chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào DTTS do tỉnh Đăk Nông ban hành.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng xây dựng đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), xem đó là những điểm tựa của bản làng, góp phần giữ vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS.
Đối với các xã miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống, giải quyết được bài toán sinh kế cho người dân đồng nghĩa với việc xóa được đói, giảm được nghèo và khắc phục được tình trạng “giậm chân tại chỗ” sau nhiều năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM). Dẫu biết vậy nhưng để thực hiện điều này là không hề dễ dàng.
Tại Quảng Ninh, Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ III năm 2019 đang được địa phương gấp rút chuẩn bị. Nhìn lại quá trình 5 năm, kể từ khi diễn ra Đại hội lần II (2014-2018) đến nay, Quảng Ninh đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt về kinh tế-xã hội vùng DTTS. Qua đó, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, đem lại niềm tin, sự phấn khởi kỳ vọng vào tương lai tươi sáng cho đồng bào nơi đây…
Đây là chủ đề của Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Con Cuông (Nghệ An) lần thứ III năm 2019 vừa được long trọng tổ chức vào ngày 22/4. Tham dự Đại hội có ông Lê Hồng Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; Lương Thanh Hải, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, lãnh đạo các phòng, ban huyện Con Cuông, lãnh đạo huyện, phòng dân tộc của 11 huyện thị khu vực miền núi cùng 150 đại biểu đại diện cho 71.973 đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Con Cuông.
Ngày 20/4, huyện Bá Thước, tỉnhThanh Hóa long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III năm 2019. Đây là huyện tổ chức Đại hội điểm của tỉnh.
Tràng Định là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 22 xã trong đó 12 xã ĐBKK và 3 xã biên giới được thụ hưởng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Năm 2018, huyện Tràng Định đã triển khai thực hiện 6 chính sách dân tộc (5 chính sách của Trung ương và 1 chính sách địa phương).
Sau 5 năm (2014-2018), kể từ khi tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ II, thực hiện mục tiêu quyết tâm thư đặt ra tại Đại hội, chính quyền địa phương huyện Bá Thước (Thanh Hóa) cùng đồng bào các dân tộc đã cụ thể hóa bằng những việc làm, hành động thiết thực. Nhờ đó, diện mạo về cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội của huyện đang có nhiều thay đổi, đời sống đồng bào được nâng lên rõ rệt…
Trong những năm qua, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, không ít hộ dân người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã phải cầm cố đất, vay nặng lãi… dẫn đến mất đất và lâm vào tình cảnh đói nghèo.
Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 1.072 Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, thông qua thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín đã góp phần tạo điều kiện để họ phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển kinh tế -xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng tại địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu.