Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

An Giang: Đổi thay nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

PV - 11:19, 03/05/2019

Những năm qua, tỉnh An Giang thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từ đó đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS được nâng lên, bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đã giúp chị Néang Sóc Then, dân tộc Khmer xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên phát triển nghề truyền thống. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đã giúp chị Néang Sóc Then, dân tộc Khmer xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên phát triển nghề truyền thống.

Ông Men Pholly, Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang cho biết, triển khai Chương trình 135 (giai đoạn 1999-2018), tỉnh An Giang đã xây dựng 402 công trình, với tổng giá trị đầu tư gần 300 tỷ đồng, kết hợp với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng các công trình thủy lợi, công trình điện, trường, chợ, trạm y tế, nhà văn hóa. Ngoài ra, thực hiện Quyết định số 134/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh An Giang đã xây dựng 5.420 căn nhà cho đồng bào DTTS nghèo, 54 công trình cấp nước sinh hoạt tại vùng sâu, vùng xa, với tổng kinh phí 54 tỷ đồng.

Dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2019 vừa qua, tỉnh An Giang đã hỗ trợ 4.089 hộ nghèo người dân tộc Khmer hơn 1,2 tỷ đồng... Tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách kêu gọi, ưu đãi đầu tư đối với các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Đồng thời, có nhiều giải pháp sáng tạo trong nâng cao trình độ dân trí, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa vùng dân tộc và miền núi…

“Nếu như đầu năm 2012, An Giang còn 41.281 hộ nghèo (chiếm 7,84%), 32.045 hộ cận nghèo (6,1%), trong đó hộ nghèo DTTS là 5.950 hộ (chiếm 22,7% tổng số hộ DTTS) thì cuối năm 2018 còn 19.989 hộ nghèo (chiếm 3,67%), 31.690 hộ cận nghèo (5,82%); trong đó hộ nghèo DTTS là 4.338 (chiếm 16,1% tổng số hộ DTTS)”, ông Men Pholly cho biết.

Vào phum sóc của đồng bào Khmer hôm nay, dễ dàng nhận ra bức tranh nông thôn đã hoàn toàn thay đổi. Hầu hết các tuyến đường đều được trải nhựa hoặc bê tông đi lại dễ dàng cả 2 mùa mưa nắng. Đồng bào có nước sạch sinh hoạt, số hộ Khmer sử dụng điện đạt hơn 90%, đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí của đồng bào Khmer được nâng lên rõ rệt.

Với các chương trình, dự án của Chính phủ và tỉnh đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS, miền núi, nhiều tuyến, cụm dân cư được chỉnh trang và hình thành mới. Ông Chau Dách ở ấp Bà Đen, xã An Cư (huyện Tịnh Biên) phấn khởi cho biết: “Đồng bào Khmer ở vùng sâu, rất phấn khởi, bởi được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển tuyến đường dây điện thắp sáng và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng. Bà con chung tay xây dựng xóm, ấp và phum, sóc ngày càng tiến bộ”.

Gia đình anh Chau Sinh, dân tộc Khmer ở ấp An Hòa, xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn) đã khôi phục nghề nấu đường thốt nốt nên cuộc sống ngày càng sung túc hơn. “Hồi trước, cuộc sống khó khăn, thiếu vốn đầu tư nên công việc nấu đường khó khăn. Nhờ được vay vốn ưu đãi của ngân hàng 45 triệu đồng, gia đình tôi mua được đầy đủ dụng cụ nấu và chủ động nguyên liệu cho nghề nấu đường thốt nốt. Ngoài 20 cây thốt nốt của gia đình, tôi còn mua thêm vài chục cây thốt nốt của bà con trong phum sóc để lấy nước mở rộng nghề nấu đường truyền thống, tăng thu nhập, sớm trả hết nợ ngân hàng, thoát khỏi cảnh nghèo túng”, anh Chau Sinh kể.

Còn tại vùng đồng bào Chăm của tỉnh An Giang, các chương trình đầu tư của Chính phủ kết hợp với công tác xã hội hóa chăm lo sản xuất và đời sống đã thay đổi đáng kể đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. 8 xã vùng đồng bào Chăm có điện lưới quốc gia, có nhà máy nước; đường giao thông nông thôn được nhựa hóa hoàn toàn, có nhà văn hóa, trạm phát thanh phục vụ sinh hoạt cộng đồng; công tác chuyển giao và ứng dụng kỹ thuật, giúp đồng bào Chăm sản xuất ngày càng đạt hiệu quả tốt.

Từ thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, đồng bào các DTTS An Giang luôn tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do tổ chức Đảng và chính quyền các cấp phát động.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Lai Châu: Nhiều chỉ tiêu y tế thuộc Chương trình MTQG 1719 dự báo khó đạt

Lai Châu: Nhiều chỉ tiêu y tế thuộc Chương trình MTQG 1719 dự báo khó đạt

Trong 4 chỉ tiêu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) được UBND tỉnh Lai Châu nhân định là khó đạt kế hoạch đề ra, thì có 3 chỉ tiêu về lĩnh vực y tế.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 7/4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 8 giờ trước
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 8 giờ trước
Ngày 7/4 (nhằm mùng 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương”, tại Khu tưởng niệm Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 9 giờ trước
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 9 giờ trước
Sáng 07/4/2025 (mùng 10/3 âm lịch), lãnh đạo và Nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ, tri ân công ơn của các Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn, rạng danh và thịnh vượng.
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 9 giờ trước
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 9 giờ trước
Ngày 7/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Đây là dịp để Nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn Tổ tiên đã khai sinh đất nước.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 10 giờ trước
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.