Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chợ Đồn, Bắc Kạn: Quan tâm phát triển vùng đồng bào dân tộc Mông

PV - 09:06, 02/05/2019

Những năm qua, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều chính sách dân tộc tại vùng đồng bào dân tộc Mông. Nhờ đó, kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Mông có bước cải thiện tích cực.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông huyện Chợ Đồn có nhiều chuyển biến tích cực. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông huyện Chợ Đồn có nhiều chuyển biến tích cực.

Từ bao đời nay, thôn Vằng Doọc, xã Bình Trung là nơi sinh sống của 65 hộ đồng bào dân tộc Mông. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các Chương trình 134, 135, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới... đồng bào Mông trên địa bàn được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay ưu đãi, được hỗ trợ về phân bón, giống cây trồng, vật nuôi… nên cuộc sống có nhiều đổi thay so với trước. Cùng với việc trồng lúa nương, toàn thôn trồng hơn 10ha lúa nước; đồng bào Mông tập trung phát triển chăn nuôi trâu, lợn thịt và dê để phát triển kinh tế. Trung tâm thôn Vằng Doọc hiện có điểm trường với một lớp mầm non và ba lớp tiểu học, tạo điều kiện cho hơn 20 trẻ em nơi đây được đến lớp đúng độ tuổi.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, các hộ dân trên địa bàn tập trung phát triển kinh tế đồi rừng. Từ năm 2016 đến nay, bình quân mỗi năm, thôn Vằng Doọc phát triển được khoảng 40ha rừng, nâng tổng diện tích rừng trong toàn thôn lên trên 300ha.

Ông Hà Văn Duẩn, Chủ tịch UBND xã Bình Trung cho biết: Xã có 3 thôn Bản Pèo, Khuổi Đẩy, Vằng Doọc thuộc diện đặc biệt khó khăn, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, năm 2018, đồng bào Mông trên địa bàn đã được hỗ trợ thức ăn chăn nuôi, phân bón hóa học, giống lợn nuôi thịt, máy nông nghiệp với kinh phí khoảng gần 1 tỷ đồng. Đã có 36 hộ dân được hỗ trợ 194 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi lợn thịt trong năm 2018.

Những chính sách thiết thực của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển kinh tế. Trưởng thôn Lũng Noong, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn, ông Ngô Văn Tịnh cho biết: giờ đây đồng bào Mông không còn thiếu ăn như xưa. Các hộ dân trong thôn đã được hỗ trợ giống vật nuôi, phân bón hóa học, máy nông nghiệp, tập huấn kỹ thuật và thực hiện mô hình chăn nuôi dê. Đến nay, hầu hết các hộ trong thôn Lũng Noong đều chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn. Hộ ít khoảng 2 con, những hộ nhiều nuôi khoảng 10 con. Chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn đang trở thành nguồn thu nhập chính trong phát triển kinh tế của đồng bào Mông ở Lũng Noong.

Chị Sùng Thị Mây, ở thôn Vằng Doọc phấn khởi chia sẻ, năm 2018, chị được chính quyền hỗ trợ 5,3 triệu đồng để đầu tư nuôi lợn sinh sản. Được cán bộ xã hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phối giống, từ một con lợn, chị Mây phát triển lên thành đàn lợn ba con. “Tuy chưa thoát hẳn đói nghèo, nhưng nguồn hỗ trợ đã giúp gia đình chị có nguồn lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”, chị Mây chia sẻ.

Ông Dương Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn khẳng định: Những năm qua, việc triển khai tốt các chính sách, chương trình, dự án đã giúp đời sống của đồng bào Mông trên địa bàn huyện có sự chuyển biến rõ rệt. Các chương trình xóa đói giảm nghèo đã và đang phát huy có hiệu quả, bằng việc hỗ trợ giống lợn, phân bón, máy nông nghiệp… góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc Mông luôn được cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể tổ chức xã hội quan tâm. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố phát triển với 22 trạm y tế xã, thị trấn, đến nay đã có 13 trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế. Cùng đó, các chính sách đầu tư cho giáo dục-đào tạo được quan tâm, bằng việc hỗ trợ các trường có học sinh bán trú dân nuôi trên địa bàn, đầu tư cơ sở vật chất…

Thời gian tới, huyện Chợ Đồn sẽ tiếp tục tập trung tuyên truyền vận động và nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc Mông về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở thiết yếu phục vụ đời sống của người dân, giúp người dân ổn định sản xuất, tiến tới thoát nghèo bền vững, ông Dương Văn Hoàn cho biết thêm.

MINH THU

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 1.000 hộ dân Quảng Trị sơ tán tránh lũ đến nơi an toàn

Hơn 1.000 hộ dân Quảng Trị sơ tán tránh lũ đến nơi an toàn

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Trong 2 ngày qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa to và rất to với lượng mưa phổ biến từ 60-130mm, có nơi cao hơn như Tà Long 370mm. Địa phương đã tổ chức sơ tán hơn 1.000 hộ với gần 3.000 người dân ở các vùng xung yếu, có nguy cơ lũ quét, sạt lở núi đến nơi an toàn.
Kiên Giang: Huy động các lực lượng giúp dân khắc phục sạt lở núi và ngập nước

Kiên Giang: Huy động các lực lượng giúp dân khắc phục sạt lở núi và ngập nước

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 4 giờ trước
Trung tá Nguyễn Thành Nhân - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nam Du, thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Kiên Giang cho biết, thời tiết xấu, có mưa to gió lớn kéo dài, dẫn đến các đoạn đường xung quanh xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang xảy ra nhiều điểm sạt lở lớn và nhỏ. Do đó, đơn vị đã khẩn trương phối hợp với UBND xã An Sơn các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân trên địa bàn tham gia khắc phục sạt lở.
Bắc Hà (Lào Cai): Chủ động phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau cơn bão số 3

Bắc Hà (Lào Cai): Chủ động phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau cơn bão số 3

Trang địa phương - Tráng Xuân Cường - 4 giờ trước
Với phương châm nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó, ngành Y tế huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã và đang tập trung triển khai các biện pháp không để dịch bệnh bùng phát sau cơn bão số 3.
Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 14 giờ trước
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng DTTS và miền núi là một trong những hướng đi trọng tâm được huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã và đang triển khai tích cực và thực hiện có hiệu quả.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Tin tức - Mai Hương - 14 giờ trước
Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết, sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Tin tức - Thành Nhân - 14 giờ trước
Mới đây, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai và Liên minh Hợp tác xã (HTX) Đồng Nai đã tổ chức Lễ ký kết chương trình hợp tác trong lĩnh vực tín dụng, truyền thông, đào tạo và các lĩnh vực khác, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Thời sự - PV - 19:55, 19/09/2024
Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Thời sự - PV - 19:00, 19/09/2024
Ngày 19/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ:
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 18:55, 19/09/2024
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 18:54, 19/09/2024
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức Lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.