Ngày 20/4, huyện Bá Thước, tỉnhThanh Hóa long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III năm 2019. Đây là huyện tổ chức Đại hội điểm của tỉnh.
Tràng Định là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 22 xã trong đó 12 xã ĐBKK và 3 xã biên giới được thụ hưởng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Năm 2018, huyện Tràng Định đã triển khai thực hiện 6 chính sách dân tộc (5 chính sách của Trung ương và 1 chính sách địa phương).
Sau 5 năm (2014-2018), kể từ khi tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ II, thực hiện mục tiêu quyết tâm thư đặt ra tại Đại hội, chính quyền địa phương huyện Bá Thước (Thanh Hóa) cùng đồng bào các dân tộc đã cụ thể hóa bằng những việc làm, hành động thiết thực. Nhờ đó, diện mạo về cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội của huyện đang có nhiều thay đổi, đời sống đồng bào được nâng lên rõ rệt…
Trong những năm qua, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, không ít hộ dân người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã phải cầm cố đất, vay nặng lãi… dẫn đến mất đất và lâm vào tình cảnh đói nghèo.
Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 1.072 Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, thông qua thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín đã góp phần tạo điều kiện để họ phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển kinh tế -xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng tại địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu.
Theo định hướng phát triển của TP. Hà Nội, đến năm 2025, vùng DTTS và miền núi của Thủ đô sẽ có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt, thậm chí về đích trước thời hạn bởi sự chung sức, đồng lòng của đồng bào các DTTS và sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị.
Trần Đề là huyện miệt biển tỉnh Sóc Trăng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 49,1% dân số), có nhiều xã đặc biệt khó khăn và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Những năm qua, từ các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc, Trần Đề đã đầu tư, chăm lo cho vùng đồng bào dân tộc Khmer, nhờ đó đời sống người dân từng bước nâng lên, diện mạo làng quê đổi thay từng ngày.
TP. Cần Thơ hiện có 27 dân tộc thiểu số (DTTS) với 38.929 người, chiếm 3,11% tổng dân số toàn thành phố. Trong đó dân tộc Khmer chiếm 58,3% trên tổng số DTTS, tập trung đông nhất là ở 2 huyện Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh.
Trung tuần tháng Tư dương lịch hằng năm, đồng bào dân tộc Khmer lại hồ hởi đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây cổ truyền. Mỗi mùa Tết mới, với sự nỗ lực vươn lên của người dân cùng sự quan tâm chăm lo kịp thời của Đảng, Nhà nước, đồng bào dân tộc Khmer phấn khởi hơn khi đời sống kinh tế ngày càng được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tăng cường…
Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã ĐBKK khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới (NTM) và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 (gọi tắt là Đề án 1385). Đề án đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu các thôn, bản, ấp phấn đấu có mô hình mỗi làng một sản phẩm. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương xung quanh nội dung này.
Năm nay gần 70 tuổi, từng là Bí thư Đảng ủy xã nhưng ông Vàng Xuân Páo ở bản Tà Tổng, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè (Lai Châu) cũng không bao giờ nghĩ có một ngày đường ô tô đến được trung tâm xã. Bởi lẽ, Tà Tổng là một trong những xã xa và khó khăn nhất của huyện 30a Mường Tè.
Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) là hai huyện miền núi biên giới duy nhất trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi tập trung hơn 80.000 người dân tộc Khmer sinh sống và cũng là vùng đất nghèo nhất của tỉnh An Giang.
Theo kế hoạch, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ III năm 2019 sẽ được tổ chức vào tháng 10. Với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Bắc Giang đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”, đây sẽ là dịp để cổ vũ và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, lòng yêu quê hương, đất nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS tỉnh Bắc Giang.
Năm 2018, từ nguồn vốn phân bổ của Trung ương (gần 15 tỷ đồng), tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện Hợp phần Hỗ trợ sản xuất cho gần 6.000 hộ đồng bào DTTS. Nhiều mô hình sản xuất như hỗ trợ trồng vải, dưa chuột, lúa, ngô… đã được triển khai thực hiện, giúp đồng bào DTTS vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thời gian qua, hàng trăm hộ đồng bào Cơ-tu tại huyện vùng núi cao Đông Giang đã được hỗ trợ từ chính sách sắp xếp, ổn định dân cư theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam. Đến nơi ở mới, các hộ dân được hỗ trợ xây dựng nhà cửa cũng như điều kiện sinh hoạt và sản xuất nên cuộc sống ổn định và tốt hơn so với trước...
Ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ III, năm 2019 cho biết, để chuẩn bị tốt cho việc tiến hành Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, tỉnh lần thứ III, tiến tới Đại hội toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, diễn ra trong năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai công tác chuẩn bị chu đáo, đảm bảo sự thành công của Đại hội.
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo ông Trần Trung Triết, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, Đảng bộ huyện đã huy động và triển khai hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và Nhân dân. Từ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh và Trung ương, Ba Tơ đã lồng ghép với Chương trình 30a, 135... đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình dân sinh, hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện, trạm y tế và trường học; trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Vào tháng 3 hằng năm, khi lúa trên những thửa ruộng mới gieo cấy thì nhiều địa bàn khu vực miền núi lại bước vào kỳ giáp hạt, đi kèm với nỗi lo thiếu đói của nhiều gia đình nghèo. Chính sách hỗ trợ gạo của Chính phủ vào dịp giáp hạt phần nào giúp bà con ổn định cuộc sống, nhưng dù sao cũng chỉ là giải pháp tạm thời.
Hiện các địa phương đang tích cực thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (GCNQSDĐLN) cho hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, do còn nhiều rào cản chưa được tháo gỡ nên tiến độ cấp GCNQSDĐLN vẫn rất chậm.