Giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, có một thôn với 300 hộ, hơn 2.000 nhân khẩu-chủ yếu là đồng bào DTTS (Mông, Dao, Tày, Nùng…) di cư từ phía Bắc vào từ hàng chục năm nay. Địa phương này từng một thời không đường, không điện, không trạm, không hộ khẩu… tách biệt như “ốc đảo” giữa núi rừng. Nhưng đó là chuyện của nhiều năm trước…
Ngày 9/11, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đối thoại thanh niên dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học nhằm ghi nhận ý kiến của các thanh niên dân tộc thiểu số về các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp, việc làm...
Thiếu vốn sản xuất, thiếu kỹ năng kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm… đang là những thách thức lớn đặt ra trong quá trình khởi nghiệp của thanh niên DTTS. Để biến khát vọng khởi nghiệp thành hiện thực thì thanh niên DTTS cần được tiếp thêm sức từ những cơ chế, chính sách mang tầm chiến lược.
Năm 2018 đã khép lại với những dấu ấn vượt khó để gặt hái nhiều thành quả trong tất cả mọi lĩnh vực. Trong đó, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những kết quả nổi bật, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.
Đến hết năm 2018, đã có gần 13 ngàn tỷ đồng từ hợp phần hỗ trợ sản xuất thuộc CT135 cung cấp cây, con giống cho đồng bào DTTS trên toàn tỉnh Điện Biên. Việc thực hiện đồng bộ, hợp lý nguồn vốn đã góp phần tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở Điện Biên.
Cán bộ làm công tác dân tộc phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa, phải sâu sát cơ sở, có cách làm khoa học, sáng tạo, hợp lý để mang lại nhiều hiệu quả hơn, giúp đồng bào DTTS và miền núi ngày càng ấm no, văn minh, hiện đại. Đó là những ý kiến phát biểu chỉ đạo tâm huyết của bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị Tổng kết công tác dân tộc năm 2018; triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra tại TP. Hạ Long.
Năm 2018, bên cạnh những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội thì nước ta cũng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Để ai cũng có Tết, các địa phương cần rà soát kỹ, chủ động huy động nguồn lực để hỗ trợ đồng bào nghèo kịp thời.
Châu Thành là huyện có đông đồng bào người dân tộc Khmer của tỉnh Trà Vinh (chiếm 33,60%). Sau nhiều năm triển khai thực hiện Chương trình 135, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số huyện Châu Thành có nhiều thay đổi, chuyển biến rõ rệt, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Nhiều năm qua, công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được tỉnh Khánh Hòa chú trọng. Hàng loạt chính sách hỗ trợ được ban hành và triển khai toàn diện. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ sản xuất đã tạo ra “cú huých” thúc đẩy bà con vươn lên phát triển kinh tế. Nhờ đó, bộ mặt vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh khởi sắc từng ngày.
Để giảm nghèo bền vững, một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng là đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, đội ngũ này chủ yếu kiêm nhiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Năm 2015, khi nâng chuẩn nghèo (hộ có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng ở khu vực nông thôn và dưới 1,2 triệu đồng/tháng ở khu vực thành thị) toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào DTTS. Qua thời gian tập trung cho công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp, đến nay, con số này giảm xuống còn khoảng 1.400 hộ.
Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Nhiều năm qua, địa phương đã triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc như Chương trình 135; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào Khmer nghèo, đặc biệt khó khăn... Nhờ đó, đời sống của đồng bào từng bước đã được nâng lên.
Không phải từ bây giờ, câu chuyện bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS mới được nhắc đến như một mối lo. Đáng quan tâm là, khi mà đời sống của đồng bào DTTS đã được nâng lên rõ rệt nhờ thành quả của Chương trình xây dựng NTM và Chương trình giảm nghèo bền vững thì trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống lại có nhiều khoảng trống; những “khoảng trống” này ngày càng giãn ra và xuất hiện ngày càng nhiều thêm.
Giai đoạn 2016-2020, cả nước có 268.000 hộ nghèo được vay vốn chính sách để xóa nhà tạm theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 33). Dù “đích” đã ở ngay trước mắt nhưng hiện số lượng hộ nghèo được tiếp cận vốn vay là không nhiều.
Rừng đặc dụng (RĐD) là loại rừng có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu khoa học, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Vì thế, RĐD phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhưng trên thực tế, không ít khu RĐD đang bị “băm nát” vì người dân sinh sống ở vùng đệm thiếu sinh kế.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách dân tộc đã mang lại tác động tích cực đến đời sống kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Cam kết được xem như là một điều kiện ràng buộc, nhưng lại không phải là quy định ở dạng luật; vì vậy, rất khó để có những chế tài xử lý nếu cam kết không thành. Điều này thể hiện rõ nhất ở cam kết khi thụ hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững.
Tối 25/11, Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiểu biểu năm 2018 được tổ chức tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội). Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tham dự và phát biểu chỉ đạo. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng gửi đến bạn đọc nguyên văn bài phát biểu.
Với những dự án thiết thực được triển khai từ Chương trình 135 giai đoạn 2016-2018, hàng ngàn hộ nghèo sinh sống ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Bình Phước đã được thụ hưởng và có cơ hội để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình 135 (CT135), các tỉnh Điện Biên và Hà Giang đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, từng bước làm thay đổi diện mạo và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại ý kiến từ những Người có uy tín của các địa phương về hiệu quả của Chương trình đối với đời sống của người dân.