Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hỗ trợ cho vay nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg: Liệu nguồn vốn có bị “đóng băng”?

PV - 14:03, 05/12/2018

Giai đoạn 2016-2020, cả nước có 268.000 hộ nghèo được vay vốn chính sách để xóa nhà tạm theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 33). Dù “đích” đã ở ngay trước mắt nhưng hiện số lượng hộ nghèo được tiếp cận vốn vay là không nhiều.

Vốn mới “gõ cửa” hộ nghèo

Huyện Mang Yang (Gia Lai) có khoảng 14.608 hộ, với 66.102 khẩu; trong đó đồng bào DTTS có 8.217 hộ (39.708 khẩu) chiếm tới 60,07% tổng dân số, chủ yếu là đồng bào Ba Na. Từ các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của người dân, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm rõ rệt. Tính đến tháng 4/2018, tỷ lệ hộ nghèo ở Mang Yang còn khoảng 20,8%.

Nhiều hộ nghèo đã có những căn nhà kiên cố từ Chương trình 167. (Trong ảnh: Gia đình anh Phùn A Hà, thôn Thanh Sơn, xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, (Quảng Ninh), được hỗ trợ xây nhà ở theo Chương trình 167). Nhiều hộ nghèo đã có những căn nhà kiên cố từ Chương trình 167. (Trong ảnh: Gia đình anh Phùn A Hà, thôn Thanh Sơn, xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, (Quảng Ninh), được hỗ trợ xây nhà ở theo Chương trình 167).

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện vẫn còn trên 88%. Ngoài số hộ nghèo về thu nhập thì toàn huyện có khoảng 800 hộ nghèo do thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có 154 hộ nghèo thiếu hụt tiêu chí về nhà ở (nhà ở tạm bợ).

Nhiệm kỳ 2016-2020, Mang Yang phấn đấu 90% hộ nghèo đang ở nhà không đảm bảo được hỗ trợ sửa chữa hoặc xây mới. Chính sách cho hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi để xóa nhà tạm theo QĐ 33 là “cứu cánh” để huyện Mang Yang thực hiện được mục tiêu này. Theo đó, mỗi hộ nghèo được vay 25 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), lãi suất 3%, thời hạn vay 15 năm để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.

Tuy nhiên, từ năm 2016 đến tháng 4/2018, toàn huyện mới chỉ có 13/154 hộ nghèo vay vốn. Riêng trong năm 2017, trong 30 bộ hồ sơ đủ điều kiện vay vốn thì Chi nhánh NHCSXH huyện Mang Yang chỉ giải ngân được 8 hồ sơ, đạt tỷ lệ hơn 26,6%.

Đây cũng là tình trạng chung của các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo số liệu của Sở Xây dựng Gia Lai, thực hiện QĐ 33, toàn tỉnh có gần 4.500 hộ được phê duyệt hồ sơ vay vốn sửa chữa hoặc xây mới nhà ở. Tuy nhiên, đến tháng 4/2018, mới chỉ có 940 hộ được giải ngân vốn vay, đạt tỷ lệ hơn 20,8%. Đáng chú ý, hiện toàn tỉnh đã có trên 1.000 hộ đã được phê duyệt nhưng đã rút hồ sơ.

Không riêng Gia Lai mà ở các tỉnh, thành khác trên cả nước, việc giải ngân vốn cho vay sửa chữa nhà ở theo QĐ 33 đều rất chậm. Như ở Đăk Nông, theo kế hoạch, giai đoạn 2016-2020, tỉnh này sẽ hỗ trợ xây dựng 2.037 căn nhà cho các hộ nghèo chưa có nhà ở. Nhưng tính đến hết tháng 6/2018, toàn tỉnh mới xây dựng được 457 căn, chiếm tỷ lệ hơn 22%.

Còn tại Lâm Đồng, tính đến hết tháng 6/2018, toàn tỉnh mới hoàn thành 694 căn nhà ở cho hộ nghèo (đạt tỷ lệ 32,3%) so với 2.148 căn theo đề án. Hay như ở Hà Giang, số liệu mới nhất cho thấy, tỉnh này mới có 191 hộ nghèo được vay vốn theo QĐ 33; trong khi toàn tỉnh có khoảng 3.600 hộ nghèo đang phải ở nhà tạm, nhà xuống cấp có nhu cầu vay vốn làm nhà mới…

Địa phương lơ là?

Những dẫn chứng nêu trên đặt ra câu hỏi: Liệu rằng mục tiêu hỗ trợ xóa nhà ở tạm theo QĐ 33 có về đích đúng hạn? Bởi theo số liệu của Bộ Xây dựng (Báo cáo số 25/BC-BXD, ngày 04/04/2017 về việc thực hiện QĐ 33), giai đoạn 2016-2020, cả nước có khoảng 311.000 hộ nghèo cần được hỗ trợ để xóa nhà tạm. Qua rà soát, thẩm định của các địa phương thì chỉ có khoảng 268.000 hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn theo QĐ 33; tổng nhu cầu vốn theo đề án của các địa phương trong giai đoạn 2016-2020 là khoảng 6.700 tỷ đồng.

Nhà ở tạm bợ khiến đồng bào DTTS khó thoát nghèo. (Trong ảnh: Nhiều hộ dân ở thôn 9, xã Đăk Ha, Đăk Glong, Đăk Nông vẫn đang sống trong những ngôi nhà tranh tre tạm bợ). Nhà ở tạm bợ khiến đồng bào DTTS khó thoát nghèo.  (Trong ảnh: Nhiều hộ dân ở thôn 9, xã Đăk Ha, Đăk Glong, Đăk Nông vẫn đang sống trong những ngôi nhà tranh tre tạm bợ).

Theo số liệu của NHCSXH Việt Nam, tính đến 31/8/2018, cả nước đã hoàn thành giải ngân vốn vay sửa chữa nhà ở theo QĐ 33 cho gần 19 nghìn hộ nghèo. Như vậy, so với kế hoạch thì số lượng nhà ở được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa mới đạt khoảng 7,08%; tổng vốn đã giải ngân (tính bình quân 25 triệu đồng/hộ) mới chỉ đạt hơn 475 tỷ đồng trong tổng nhu cầu vốn khoảng 6.700 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết các địa phương đều lý giải, nguyên nhân khó giải ngân vốn vay theo QĐ 33 là do nguồn vốn hỗ trợ thấp (25 triệu đồng/hộ), không đủ để hộ nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà. Bởi thực tế, để xây được căn nhà kiên cố đáp ứng tiêu chí “3 cứng” thì chi phí tối thiểu cũng phải 50 triệu đồng. Đa số hộ nghèo đều không có tiền đối ứng nên không mặn mà tiếp cận chính sách.

Định mức 25 triệu đồng/hộ rõ ràng là chưa đủ để giúp hộ nghèo xóa nhà tạm. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận là, trước khi có QĐ 33 thì chính sách xóa nhà tạm cũng đã được triển khai theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg (QĐ 167); ngoài số tiền ngân sách Trung ương hỗ trợ 6 triệu đồng/hộ thì hộ nghèo chỉ được vay tối đa 8 triệu đồng/hộ tại NHCSXH.

Dù mức vay thấp nhưng việc thực hiện QĐ 167 rất khả quan. Số liệu tại Hội nghị Tổng kết thực hiện chính sách theo QĐ 167 (tổ chức ngày 19/7/2012) cho thấy, giai đoạn 2009-2012, cả nước đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 507.143 hộ, đạt tỷ lệ 102,2% so với số hộ phê duyệt ban đầu, trong đó có 224 nghìn hộ DTTS; chương trình đã huy động được 12.653 tỷ đồng để thực hiện.

Vậy vì sao việc thực hiện QĐ 33 lại ì ạch đến vậy? Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài những nguyên nhân khách quan (định mức thấp, vốn cấp chậm,…) thì có nguyên nhân chủ quan liên quan đến trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp.

Không phủ nhận một thực tế ở một số địa phương, sau khi hoàn thành chương trình xóa nhà tạm theo QĐ 167, chính quyền từ xã đến thôn có tư tưởng “nhiệm vụ xóa nhà tạm đã hoàn thành”. Do đó chưa chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách theo QĐ 33 để người dân biết, tiếp cận nguồn vốn. Đây là một hạn chế cần được khắc phục để mục tiêu của QĐ 33 về đích đúng hạn, người nghèo có nhà ở ổn định, từ đó yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế.

Theo kết quả rà soát, thẩm định của các địa phương, giai đoạn 2016-2020, cả nước sẽ có 117.981 hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ về nhà ở theo QĐ 33, chiếm 44% tổng số hộ có nhu cầu. Ngoài ra còn có 23.226 hộ đang sinh sống tại các thôn, bản ĐBKK đủ điều kiện để vay vốn về nhà ở theo QĐ 33. 

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 4/4, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi, Người có uy tín tại các điểm chùa Khmer trên địa bàn biên giới thuộc huyện Giang Thành và Tp. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội đến Thủ đô Tashkent, bắt đầu thăm chính thức Uzbekistan

Chủ tịch Quốc hội đến Thủ đô Tashkent, bắt đầu thăm chính thức Uzbekistan

Đúng 13 giờ 30 phút chiều nay (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Sân bay quốc tế I. Karimov Tashkent, bắt đầu chuyến thăm chính thức Uzbekistan theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva; tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong.
Bạc Liêu: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ 3 ngày đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Bạc Liêu: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ 3 ngày đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - Mỹ Hương - 46 phút trước
Ngày 4/4, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành về việc triển khai thực hiện một số nội dung mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh được nghỉ Tết 3 ngày (từ ngày 14 đến ngày 16/4/2025 Dương lịch).
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình: Đề nghị công bố bổ sung thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình: Đề nghị công bố bổ sung thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hòa Bình vừa có Tờ trình trình UBND tỉnh ban hành quyết định công bố bổ sung danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở.
Trà Vinh: Khánh thành chánh điện chùa Chông Prây

Trà Vinh: Khánh thành chánh điện chùa Chông Prây

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 5/4, tại chùa Chông Prây (ấp Trạm, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, Trà Vinh) đã diễn ra Lễ cắt băng khánh thành chánh điện cùng một số hạng mục khác trong khuôn viên chùa.
Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp nghe báo cáo công tác phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia của các sở, ngành, hội đoàn thể, đơn vị thuộc khối tỉnh.
Đắk Lắk: Chủ động công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Đắk Lắk: Chủ động công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Xã hội - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 3048/UBND - NNMT ngày 31/3/2025 về việc chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút du lịch dịp Hè

Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút du lịch dịp Hè

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Chuỗi hoạt động động tại Chương trình Festival Biển 2025 nhằm tạo "tâm điểm" để thu hút du khách đến với Nha Trang-Khánh Hòa trong dịp Hè năm nay.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ

Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ

Kinh tế - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để góp phần tháo gỡ khó khăn, hạn chế các ảnh hưởng do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nước.
Thanh Hóa mạnh tay xử lý tình trạng

Thanh Hóa mạnh tay xử lý tình trạng "cát tặc"

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 đối tượng khai thác cát trái phép.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Armenia

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 5/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời thủ đô Yerevan, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan từ ngày 5-8/4.