Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quang Bình, Hà Giang: Hiệu quả từ lồng ghép sinh hoạt giữa “4 hội, 4 chi”

PV - 10:07, 13/08/2019

Thời gian qua, nhiều tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã thực hiện lồng ghép sinh hoạt giữa “4 hội, 4 chi” ở xã, thôn. Cách làm này vừa giữ vững tổ chức hoạt động của các hội, đoàn thể, nâng cao năng lực, hiệu quả và sức chiến đấu của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, vừa tạo động lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Vĩ Thượng là xã đầu tiên trong toàn huyện Quang Bình triển khai sinh hoạt lồng ghép “4 hội, 4 chi” cấp xã, thôn gồm: Phụ nữ (PN), Nông dân (ND), Cựu chiến binh (CCB), Đoàn Thanh niên (ĐTN), định kỳ 3 tháng/lần, bắt đầu từ năm 2018. Tại mỗi kỳ sinh hoạt, ngoài đại diện các hội, đoàn thể và hội viên các chi hội, buổi sinh hoạt còn có đại diện Mặt trận Tổ quốc và các ngành liên quan của xã tham gia.

Anh Quốc Văn Vui, Bí thư Đoàn Thanh niên xã cho biết: Từ khi thực hiện sinh hoạt chung giữa “4 hội, 4 chi”, chúng tôi sử dụng mạng xã hội để thành lập nhóm, kết nối thông tin đến đoàn viên thanh niên (ĐVTN), dù ở xa hay gần các bạn đều biết đến mọi công việc của Chi đoàn triển khai theo chủ đề hằng tháng và có những ý kiến đóng góp, xây dựng. Nhờ trao đổi, tương tác theo nhóm, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều ĐVTN đã mạnh dạn phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Thông qua định hướng từ các buổi sinh hoạt “4 hội, 4 chi”, Đoàn thanh niên xã Vĩ Thượng nhân rộng diện tích trồng cây khoai tây trong vụ đông. Thông qua định hướng từ các buổi sinh hoạt “4 hội, 4 chi”, Đoàn thanh niên xã Vĩ Thượng nhân rộng diện tích trồng cây khoai tây trong vụ đông.

Điển hình như, gia đình ĐVTN Nguyễn Văn Tầng, thôn Trung Thành. Năm 2015, anh Tầng cải tạo hơn 2ha đất vườn tạp sang trồng cỏ voi, đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc, cùng đó, anh vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để mua 1 con bò giống, tận dụng nguồn cỏ voi, anh Tầng phát triển đàn bò lên đến trên chục con. Mỗi năm bán đi 4-5 con (khoảng 20 triệu đồng/con), trừ chi phí, anh Tầng thu về được gần trăm triệu đồng. Có vốn, anh đầu tư mở thêm xưởng gỗ, lợi nhuận mỗi năm gần 200 triệu đồng.

Tại thôn Hạ Quang, xã Vĩ Thượng, mô hình trồng rừng kinh tế của ông Nông Văn Thâm được nhiều người biết đến. Năm 2013, nhờ sự giúp đỡ của cán bộ Hội Nông dân xã, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 7ha đất vườn đồi tạp sang trồng keo và bồ đề. Đến nay, đồi keo gần 5ha của gia đình ông đã cho khai thác được hơn 270 triệu đồng. Cuối năm ngoái, vợ chồng ông mở rộng thêm 2ha trồng bồ đề, giờ đang phát triển tốt. Nhờ đó, thu nhập hằng tháng của gia đình ông ước đạt 10 triệu đồng.

Đảng bộ huyện Quang Bình có tổng số 60 tổ chức

cơ sở đảng, hơn 6.000 đảng viên, 6.480 hội viên nông dân, 8.316 hội viên phụ nữ, 2.778 hội viên cựu chiến binh và trên 9.000 ĐVTN. Vào đầu nhiệm kỳ, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn khá cao (trên 25%). Vì vậy, Đảng bộ huyện yêu cầu cần lồng ghép sinh hoạt của các tổ chức chính trị ngay trong cuộc họp thôn, bản hằng tháng để thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Ông Triệu Tài Phong, Bí thư Huyện ủy Quang Bình khẳng định: “Việc sinh hoạt lồng ghép các hội, chi ở cơ sở là để nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng, phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trên mọi lĩnh vực, với phương châm phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng đảng là then chốt. Từ thành công ở Vĩ Thượng, hiện nay, các xã Xuân Giang, Yên Hà, Tân Bắc… học tập, triển khai rộng khắp mô hình trong phát triển kinh tế đã và đang đem lại hiệu quả bước đầu”.

Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương bằng hình thức sinh hoạt “4 hội, 4 chi” trong phát triển kinh tế, đến cuối năm 2018, mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Quang Bình đạt trên 26 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 25% (năm 2015) xuống còn 18% (cuối năm 2018).

MINH THU

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các cấp, ngành, các địa phương trong toàn tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để triển khai. Sau gần 4 năm, diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến căn bản; kinh tế - xã hội có bước phát triển, tỉ lệ hộ nghèo giảm sâu, góp phần vào thành công chung của Chương trình MTQG 1719 của cả nước.
Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Thời sự - BDT - 1 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025, ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dân tộc Khmer. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng toàn văn thư của Thủ tướng.
Nhà máy về bản

Nhà máy về bản

Phóng sự - An Yên - 1 giờ trước
Sau rất nhiều lời chào mời của địa phương, một nhà máy may đã được vận hành tại huyện miền núi Con Cuông, bước đầu đã thu hút gần 1.000 lao động vùng miền Tây xứ Nghệ. Nhà máy về bản đã giải quyết thỏa đáng nhiều vấn đề về ly nông không ly hương, giảm áp lực cuộc sống lên rừng, lên rẫy, tạo cơ hội việc làm và thu nhập ổn định… cho những cư dân miền núi.
Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Kiên Giang: Bộ đội Biên phòng tỉnh thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây Sở Dân tộc và Tôn giáo

Trang địa phương - Thu Oanh - Tiến Vinh - 1 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc tết, tặng quà cán bộ, công nhân viên chức Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang.
Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 70 sản phẩm OCOP trên 3 sao trong năm 2025

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, địa phương phấn đấu trong năm 2025 có thêm 70 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây

Xã hội - Đoan Phụng - 1 giờ trước
Hòa trong không khi vui tươi, phấn khởi của chuỗi các hoạt động “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025, tại UBND xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang phối hợp với Sở Dân tộc - Tôn Giáo và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả mừng Chôl Chnăm Thmây Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, giá trị di sản văn hóa, tài nguyên, sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch mới, nổi trội để thu hút du khách trong nước, quốc tế và các nhà đầu tư, từ ngày 25/4, tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức Chương trình Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025.
TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

TP. Cần Thơ: Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer

Dân tộc - Tôn giáo - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 11/4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Dự Họp mặt có: Ông Phạm Văn Hiểu - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ; ông Nguyễn Trung Nhân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; bà Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ. Cùng đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo là người dân tộc Khmer sinh sống và làm việc tại TP. Cần Thơ; các vị Người có uy tín là dân tộc Khmer.
Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Quảng Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Trang địa phương - Khánh Ngân - 2 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành kế hoạch số 591/KH-UBND ngày 08/04/2025 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) năm 2025.
Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Hậu Giang: Hơn 200 đại biểu đồng bào dân tộc Khmer dự họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - 2 giờ trước
Ngày 11/4, tỉnh Hậu Giang tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025. Tham dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng đại diện sở, ban, ngành và hơn 200 vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer, cán bộ hưu trí, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Mùa quế trên rẻo cao Bình Liêu

Sản phẩm - Thị trường - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Bình Liêu (Quảng Ninh) - mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cánh rừng xanh bạt ngàn, là nơi sinh trưởng lý tưởng của nhiều loại cây lâm nghiệp giá trị. Bên cạnh cây hồi vốn đã gắn bó từ lâu, quế cũng là một "loài cây của đất", hòa quyện tuyệt vời với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, để vươn lên mạnh mẽ.