Tranh thủ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều dự án, nội dung thành phần nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trong vùng đồng bào DTTS, trong đó cũng tập trung cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong vùng đồng bào DTTS, góp phần làm thay đổi nhận thức của đồng bào vùng DTTS. Để rõ hơn về kết quả sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Bùi Tiến Dũng, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định.
Cao Bằng là địa bàn sinh sống của hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tạo nên sự phong phú về tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập văn hóa đã làm suy giảm ngôn ngữ mẹ đẻ của nhiều DTTS. Nhận diện sớm vấn đề, vì vậy trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng DTTS.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xóa mù chữ (XMC) vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Nhiều địa phương hiện vẫn còn có người mù chữ, tỷ lệ đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 cao. Việc huy động học viên đến lớp học xóa mù ở các địa phương còn hạn chế. Đây là những vấn đề thách thức trong công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, xa…
Những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa để nâng cao trình độ dân trí. Nhờ vậy tỷ lệ địa phương đạt chuẩn xóa mù chữ, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng dạy - học chương trình xoá mù chữ ở vùng đồng bào DTTS vẫn còn nhiều việc phải làm.
Cùng với hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề thì việc kết nối giải quyết việc làm, thúc đẩy lao động người DTTS tham gia thị trường lao động ngoài nước, là nội dung trọng tâm của Tiểu dự án 3 – Dự án 5 của Chương trình MTQG 1719. Những cơ chế, chính sách trong Chương trình MTQG được kỳ vọng “khơi thông” con đường xuất khẩu lao động - giải pháp giảm nghèo hiệu quả cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhưng nhiều năm nay vẫn chưa có nhiều khởi sắc.
Đến với huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) hôm nay, ai cũng cảm nhận được những đổi thay ở vùng đất đầy nắng gió này. Những con đường đất năm nào giờ đã được trải bê tông phẳng lỳ, những ngôi nhà tạm được thay thế bằng những ngôi nhà xây kiên cố, bên những cánh rừng cao su bạt ngàn là những mô hình phát triển kinh tế. Cho thấy cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây đang từng ngày đổi thay. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc triển khai kịp thời các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Nhằm giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; đồng thời xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế để giúp đồng bào DTTS phát triển sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung triển khai các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền, từ đó giúp người dân thay đổi tư duy làm kinh tế, nâng cao thu nhập.
Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, quan hệ dân tộc, thân tộc xuyên biên giới tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh những mặt tích cực, quan hệ dân tộc xuyên biên giới cũng đặt ra những thách thức trong phát triển ổn định, bền vững ở khu vực biên giới. Vì vậy, việc tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc là yêu cầu xuyên suốt trong xây dựng tiềm lực an ninh quốc gia, chủ động bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, tạo ra nền tảng căn bản cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở khu vực vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt, các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng, kích thích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và phát triển sản xuất, tiêu thụ cho sản phẩm cho khu vực này.
Khi lúa đã chín vàng trên khắp các nương rẫy, đồng bào dân tộc Ba Na ở xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai lại cùng nhau tổ chức lễ Mừng lúa mới. Đây là lễ hội quan trọng, là lễ hội chung của cả cộng đồng Ba Na, được tiến hành ở nhà rông để tạ ơn thần linh đã giúp dân làng có được một vụ mùa bội thu, no đủ.
Từng là huyện nghèo nhất, xa xất của tỉnh Cao Bằng, thế nhưng nhờ có sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đến nay, Bảo Lâm đã khoác lên mình một “diện mạo mới”.
Sau 20 năm thành lập huyện, từ một huyện miền núi nghèo thiếu điện, đường, trường, trạm, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư các chương trình, dự án, chính sách, đăc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) mà hiện nay đời sống của bà con DTTS ở Tây Giang đã ngày một đổi thay, cơ sở hạ tầng được phát triển đồng bộ.
Khởi nghiệp bằng những mô hình sinh kế mới không chỉ giúp đồng bào DTTS có thêm thu nhập mà còn giải quyết vấn đề lao động tại địa phương. Bước đầu, những mô hình này đều mang lại tín hiệu tích cực, thanh niên vùng đồng bào DTTS có thêm động lực làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Thời gian qua, nhờ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An được hỗ trợ học nghề, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi... từ đó ổn định đời sống.
Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở phía Bắc dãy Trường Sơn, tập trung nhiều nhất tại tỉnh Quảng Nam cùng một số ít ở tỉnh Thừa Thiên Huế và nước bạn Lào. Trong đó, Quảng Nam là nơi sinh sống của 74,2% tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam, tập trung ở 3 huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang.
Từ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu giúp giao thông đi lại thuận tiện, thúc đẩy kinh tế, giao thương phát triển, nâng cao đời sống người dân.
Sốp Cộp, tỉnh Sơn La là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Toàn huyện có 8 xã, 106 bản, 2 điểm dân cư; trong đó, 98% dân số là đồng bào DTTS với 85 bản và điểm dân cư đặc biệt khó khăn.
Xín Mần là huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang và là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đây là nơi sinh sống của 16 dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Mông, Phù Lá, Hoa, La Chí, Cao Lan…
Việc triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng sẽ đem lại sự đổi thay mạnh mẽ cho đồng bào DTTS của huyện nghèo Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.