Huyện miền núi Thanh Sơn (Phú Thọ) có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, nên văn hóa truyền thống của người Mường trong huyện có nhiều sắc thái đặc trưng, đan xen và giao thoa rõ nét. Bản sắc văn hóa của dân tộc Mường từ những ngôi nhà sàn, trang phục, ẩm thực, tiếng nói, nhạc cụ, nghệ thuật trình diễn dân gian đến công cụ lao động sản xuất... còn được lưu giữ và phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng.
Yên Bái có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, với bức tranh văn hóa nhiều màu sắc. Những năm qua, bằng nhiều nỗ lực của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương và đồng bào các dân tộc, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả, qua đó góp phần nâng đời sống văn hóa tinh thần, vật chất cho đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Dù chưa thành lập các câu lạc bộ (CLB), chưa mở các lớp bài bản chuyên nghiệp, tự túc kinh phí hoạt động, nhưng thời gian qua, tại các thôn, bản đồng bào dân tộc Dao ở xã Minh An, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có nhiều nhóm nhỏ được thành lập như, nhóm học chữ Nôm Dao, nhóm văn nghệ, nhóm thêu, nhóm múa...; Với sự nỗ lực hoạt động của các nhóm này, đang góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao.
Để bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, ngành Văn hóa các địa phương đã có nhiều nỗ lực, khai thác bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, để biến các giá trị văn hóa truyền thống thành tài sản và thực sự “ăn sâu, bám rễ” trong đời sống của đồng bào, thì chúng ta phải tiếp tục điều chỉnh, xây dựng được một chiến lược, lộ trình phát triển rõ ràng, bài bản.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa có Quyết định số 2299/QÐ-BVHTTDL, ngày 16/8/2021, Ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.
Sắc màu 54 -
Tuyết Mai-Thúy Hồng -
08:05, 15/08/2021 Xã Cao Minh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) là địa phương có hơn 60% hộ là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó có trang phục của đồng bào Mông, chính quyền và người dân nơi đây đang có nhiều cách làm hay, hiệu quả.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động cuộc thi sáng tác video clip “Tinh hoa Việt Nam” dành cho học sinh, sinh viên nhằm tạo môi trường, điều kiện để đoàn viên, học sinh, sinh viên có cơ hội được tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tin tức -
T.Hợp -
11:19, 04/08/2021 Bộ VHTTDL vừa có văn bản số 2716/BVHTTDL-VHDT về việc tạm dừng tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV tại Bình Định, năm 2021.
Người Gia Rai quan niệm, thóc do Yàng ban tặng nên người và thóc không được “ở” cùng nhau. Bởi lẽ đó, sự tồn tại của kho thóc còn thể hiện sâu sắc triết lý và tín ngưỡng của người Gia Rai.
Là một trong những dân tộc rất ít người của cả nước, người Cờ Lao ở xã Túng Sán (Hoàng Su Phì, Hà Giang) vẫn gìn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, trong đó có phong tục cưới hỏi, hôn nhân. Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, phong tục cưới hỏi của người Cờ Lao ngày càng văn minh, giản tiện nhưng không vì thế mà mất đi những nét văn hóa độc đáo riêng có.
Mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống của riêng mình, đó vừa là sản phẩm sáng tạo của dân tộc từ quá khứ đến hiện tại, vừa là một trong những giá trị được lưu giữ, truyền bá, góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc. Trang phục truyền thống của người Tày cũng không ngoại lệ.
Là nơi cư trú của nhiều dân tộc, giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống để những giá trị văn hóa được lưu truyền, năm 2016, xã Bản Ngò ( huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) cùng với các địa phương khác đã đưa kỹ năng sống và văn hóa truyền thống dân tộc vào giảng dạy cho em học sinh Trường PTDTBT Tiểu học và THCS. Từ những tiết học đầy bổ ích này, những điệu múa truyền thống được học sinh biểu diễn thành thục; kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng sử với thầy cô, bè bạn và khách đến thăm được các em tiếp thu và áp dụng hàng ngày.
Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tái hiện nghi lễ Mát nhà đặc sắc của dân tộc mình.
Sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, những tác động của trong quá trình hội nhập… khiến cho văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bị mai một, đòi hòi cần phải bảo tồn cách thiết.
Từ năm 2015, khi được Nhân dân tin tưởng và bầu là Người có uy tín của thôn Ngòi Lẫu, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái), bên cạnh các hoạt động hữu ích khác cho cộng đồng, ông Dương Quốc Đậu, sinh năm 1942, dân tộc Tày, đã nỗ lực trong việc vận động bà con các dân tộc cùng nhau gìn giữ văn hóa dân tộc và xây dựng nếp sống văn hóa tại địa phương.
Với tình yêu và nỗi lòng trăn trở với văn hóa truyền thống dân tộc, anh Rmah Mich, Phó Bí thư Đoàn xã, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã đi tìm gặp các già làng để học hỏi, sưu tầm một số loại hình văn hóa, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng của dân tộc Ba Na có nguy cơ mai một, sau đó anh thành lập các đội cồng chiêng và truyền dạy cho thanh niên.
Để bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của người Lô Lô, huyện Bảo Lạc đã tổ chức 6 dạy tiếng dân tộc Lô Lô (đen) theo hình thức truyền khẩu cho gần 400 thanh - thiếu niên dân tộc Lô Lô 2 xã: Hồng Trị, Cô Ba.
Bộ Thông tin và truyền thông vừa ban hành kế hoạch thông tin, tuyên truyền thực hiện đề án “Chương trình hoạt động văn hóa - nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030”.
Đã có lúc giới chuyên môn lo lắng cho môn nghệ thuật thứ 7, bởi xuất hiện quá nhiều những phim Remake (Việt hoá). Thế nhưng vài năm trở lại đây, một tín hiệu đáng mừng là điện ảnh Việt đang quay về với bản sắc văn hoá dân tộc qua những tác phẩm để lại nhiều dấu ấn.
Hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) không chỉ là một nét văn hóa truyền thống được duy trì hơn 300 năm nay, mà còn mang ý nghĩa tri ân tổ tiên, các thế hệ có công khai khẩn, mở mang và bảo vệ hòn đảo tiền tiêu này; khẳng định niềm tin của người dân với cuộc sống hôm nay…