Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những Nghệ nhân già làm “sống lại” văn hóa truyền thống

Nghĩa Hiệp - 16:58, 06/11/2021

Những năm qua, các giá trị văn hóa dân tộc tại Quảng Ninh tưởng chừng bị mai một đã được làm sống lại trong cộng đồng và truyền bá rộng rãi. Những kết quả có được ngày hôm nay, là thành quả trong suốt hành trình dài tìm kiếm, sưu tầm của những Nghệ nhân già vùng Đông Bắc.

Nghệ nhân Lỷ A Sáng (người đứng thứ 2 từ trái qua), người đã dành 30 năm cuộc đời để tìm cách truyền dạy các nghi lễ dân tộc Sán Chỉ cho thế hệ trẻ
Nghệ nhân Lỷ A Sáng (người đứng thứ 2 từ trái qua), người đã dành 30 năm cuộc đời để tìm cách truyền dạy các nghi lễ dân tộc Sán Chỉ cho thế hệ trẻ

Ông Chíu Thanh Xuân và ông Triệu Xuân Hồng (cùng có địa chỉ tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) khi đã ngoài 60 tuổi lại lặn lội đi từ Quảng Ninh lên Hà Giang để tìm và học lại nghi lễ nhảy lửa. Ông Xuân cho biết: “Lễ nhảy lửa của người Dao đã mất từ lâu, nên năm 2018 tôi cùng với ông Hồng đã tìm lên Hoàng Su Phì, Hà Giang để học lại. Mất gần 1 năm để chúng tôi nắm vững các nghi lễ, bài cúng và thực hành thuần thục”.

Để thực sự học được nghi lễ nhảy lửa, bản thân người học phải là những người được cấp sắc trong dân tộc Dao và là người đã làm thầy, có thể đứng ra làm các nghi lễ trong dân tộc. Bởi vì thế, dù tuổi đã cao ông Xuân và ông Hồng cũng không ngần ngại đi xa để tìm cách phục dựng lại nghi lễ nhảy lửa cho địa phương mình.

Ngay khi trở về, cuối năm 2019 nghi lễ nhảy lửa của người Dao chính thức được phục dựng tại xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ. Đồng thời cũng thành lập CLB Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao gồm có 14 thành viên. Với nhiệm vụ chính là giữ gìn những nghi lễ truyền thống và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Còn đối với Nghệ nhân Hà Xuân Tiến, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, năm nay đã 77 tuổi, thì tài sản lớn nhất đối với ông là 574 quyển sách lớn, nhỏ với gần 16.000 trang ghi chép về văn hóa người Dao ở khắp các vùng miền. Nhờ có những cuốn sách được ông chuyền lại, mà cộng đồng người Dao ở huyện Ba Chẽ và các xã Yên Than, Hải Lạng (Tiên Yên), xã Bằng Cả (TP. Hạ Long)... được hiểu thêm về văn hóa Dao ở các vùng miền khác, từ đó phục dựng và phát triển văn hóa dân tộc Dao đúng với nguyên gốc tại địa phương mình.

Nghệ nhân Hà Xuân Tiến còn được gọi là kho tàng văn hóa sống của người Dao tại Quảng Ninh
Nghệ nhân Hà Xuân Tiến còn được gọi là kho tàng văn hóa sống của người Dao tại Quảng Ninh

Ông Hà Xuân Tiến chia sẻ: “Từ năm 2004 tôi đã tham gia giảng dạy các lớp tiếng Dao, qua đó giúp bảo tồn ngôn ngữ, phát triển cả kênh phát thanh tiếng Dao trên sóng Radio của tỉnh, giúp cho công tác bảo tồn văn hoá được tốt và thuận lợi hơn. Ngoài ra tôi còn sáng tác nhiều bài hát tiếng Dao để thế hệ trẻ dễ tìm hiểu văn hóa Dao thông qua các giai điệu”.

Cùng ở độ tuổi xưa nay hiếm như Nghệ nhân Dân gian Hà Xuân Tiến, Nghệ nhân Lỷ A Sáng, dân tộc Sán Chỉ, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên đã truyền dạy thành công nghi lễ cầu mùa, cầu an dân tộc Sán Chỉ.

“Năm 1986, tôi tìm đến nhà già làng Nình A Hồ, thôn Khe Lục, xã Đại Dực, xin để được theo già học hát múa các nghi lễ dân tộc mình. Phải mất đến 3 năm, tôi mới thành thạo và bắt đầu tham gia thực hành các nghi lễ cho dân làng. Từ đó, tôi được Nhân dân, các cụ trong làng tin tưởng và phong làm thầy cả của làng”, ông Sáng nhớ lại.

Được phong thầy Cả ở tuổi tứ tuần, nhưng đến mãi khi đã ngoài 70 tuổi, ông mới thành công truyền dạy được nghi lễ dân tộc cho thế hệ trẻ. Để truyền dạy các nghi lễ cầu mùa, cầu an, ông Sáng đã mở lớp học miễn phí tại nhà. Đồng thời đưa các học viên đi làm lễ các dịp đầu năm miễn phí cho bà con trong vùng mỗi khi có dịp. Các nghi lễ của ông đã trở thành một trong những tiết mục văn nghệ thể hiện văn hóa đặc sắc của dân tộc Sán Chỉ trong Lễ hội Canavan Quảng Ninh hằng năm.

Với những nét văn hóa độc đáo được “sống lại” từ những Nghệ nhân già, đã góp phần vào công cuộc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, trong giai đoạn xây dựng toàn diện vùng DTTS, miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025 tới đây. Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh hướng tới đưa văn hóa dân tộc trở thành một thị trường tiềm năng, hướng tới “xuất khẩu văn hóa”, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tour du lịch độc đáo thăm làng "cá gỗ"

Tour du lịch độc đáo thăm làng "cá gỗ"

Dù ra mắt vào cuối năm 2023, song tính đến thời điểm hiện tại, sức hút của tour du lịch "Làng cá gỗ - sau ánh hào quang" vẫn chưa hề suy giảm. Về làng Quỳnh Đôi, du khách không chỉ có dịp ghé thăm vùng đất khoa bảng nức tiếng của xứ Nghệ mà còn được lắng nghe giai thoại về con cá gỗ, thấm thía câu chuyện của những người khai ấp lập làng, gian nan đưa thầy về dạy học để duy trì nghiệp đèn sách nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Kinh tế - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Xã hội - PV - 13 giờ trước
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về không gian rộng lớn, cảnh quan ấn tượng, Vinhomes Royal Island với những tiện ích sang trọng hàng đầu, còn mang tới những lễ cưới đẳng cấp, tinh tế theo phong cách hoàng gia chưa từng có tại Việt Nam.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 13 giờ trước
Tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho 82 đại biểu là Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Xã hội - Nguyễn Đình Hưng - 13 giờ trước
Vừa qua, tại UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, đại diện Công an tỉnh, lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại biểu Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa.
Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Pháp luật - Ngọc Chí - 13 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kon Tum đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc đề xuất hướng xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước khiến hơn 25 ha rừng bị chết.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Tin tức - Hoàng Thùy - 13 giờ trước
Ngày 17/4, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp và Đầu tư giữa Ấn Độ và Tây Nguyên. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đồng chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Ngọc Lân - 13 giờ trước
Ngày 17/4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào DTTS.
Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 13 giờ trước
Ngày 17/4, Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác Tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024) - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Kinh tế - Minh Thu - 16:10, 17/04/2024
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Thời sự - Hương Trà - 16:09, 17/04/2024
Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.