Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hoà Bình: Bảo tồn, phát huy có hiệu quả di sản văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững

Việt Hà - CĐ - 08:05, 05/11/2021

Là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn, mà còn bởi những nét đặc sắc trong phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc địa phương. Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn văn hoá truyền thống trong đời sống hiện đại...

Du khách trải nghiệm vẽ sáp ong tại Homestay A Pao (Pà Cò, Mai Châu)
Du khách trải nghiệm vẽ sáp ong tại Homestay A Pao (Pà Cò, Mai Châu)

Miền đất hội tụ văn hoá

Hòa Bình được biết đến là “miền đất sử thi”, với nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 74,31% dân số; trong đó, chủ yếu là dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông,.... Nơi đây được coi là cái nôi của dân tộc Mường nổi tiếng với 4 Mường “Bi, Vang, Thàng, Động” và nền “Văn hóa Hòa Bình”. Nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa của người Mường như dân ca, nghệ thuật chiêng, mo, sử thi Đẻ đất - Đẻ nước... vẫn lưu giữ và được đánh giá cao trong nền văn hóa Việt Nam.

Hiện nay, Hoà Bình đang có 786 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó: Tiếng nói, chữ viết là 10, ngữ văn dân gian là 154, nghệ thuật trình diễn dân gian là 171, tập quán xã hội là 113, nghề thủ công truyền thống là 26, tri thức dân gian là 268. Di sản văn hóa vật thể tại bảo tàng tỉnh Hòa Bình đang lưu giữ 18.003 hiện vật.

Trên địa bàn tỉnh còn có 101 di tích lịch sử, di tích văn hóa được xếp hạng (41 di tích cấp quốc gia, 60 di tích cấp tỉnh) và hơn 100 di tích chưa xếp hạng. Đây là tiềm năng lớn có vai trò quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh.

Mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đều có những bản sắc riêng biệt. Di sản văn hóa của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ được khá đa dạng và phong phú. Trong đời sống văn hóa, đồng bào vẫn lưu giữ được những nét cơ bản trong phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình; cùng với bảo tồn và lưu giữ những giá trị di sản về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục... Chính điều đó đã tạo nên sự đa văn hóa và sức hấp dẫn riêng...cho Hoà Bình.

Đặc biệt, giá trị văn hoá truyền thống tại Hoà Bình, được khai thác có hiệu quả trong du lịch, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói tại địa phương. Năm 2019, toàn tỉnh Hòa Bình đã đón gần 3,2 triệu lượt khách, trong đó có hơn 400 ngàn du khách quốc tế. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng năng nề của đại dịch Covid-19, tỉnh Hòa Bình đã đón trên 1,9 triệu khách. Từ thực tế cho thấy, kết hợp khai thác văn hoá trong du lịch đang là hướng đi đúng, hiệu quả và phù hợp với những thế mạnh nổi bật của địa phương.

Nỗ lực bảo tồn, phát huy

Những năm qua, từ chủ trương gắn kết chặt chẽ các chương trình, kế hoạch giữa bảo tồn văn hóa các dân tộc với phát triển du lịch bền vững...nên công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc đã có những thành tựu đáng kể. Cụ thể, tỉnh quan tâm, tổ chức, khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc như: Lễ hội chùa Tiên, Lễ hội Khai hạ Mường Bi, Lễ hội đền Bờ, Lễ hội Xên Mường… 

Đội văn nghệ người dân tộc Tày, xã Mường Chiềng (Đà Bắc)
Đội văn nghệ người dân tộc Tày, xã Mường Chiềng (Đà Bắc)

Các lễ hội truyền thống, giá trị phi vật thể, phong tục tập quán của các dân tộc được phục hồi, phát triển và ngày càng được nhiều người biết đến, trở nên gần gũi với công chúng trong nước và quốc tế.

Ông Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Hòa Bình cho biết, chỉ riêng trong năm 2020, ngành Văn hoá tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực như: xây dựng 1 làng văn hóa truyền thống; hàng chục làng văn hóa du lịch cộng đồng cấp tỉnh; thực hiện được gần 30 đề tài khoa học về văn hóa, dân tộc; đầu tư thực hiện được gần 50 lớp truyền dạy nghệ thuật dân gian, hàng trăm lớp dạy chữ dân tộc; phục dựng, duy trì 59 lễ hội.

Nhờ đó mà, trên địa bàn tỉnh hiện nay đã xuất hiện nhiều lớp truyền dạy chữ Dao, Tày, Thái, Mông và trình tấu Chiêng Mường, múa Mường... Người dân tự hào về những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc mình nên đã có ý thức bảo tồn, phát huy.

Đặc biệt, Sở VHTT&DL đã tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ VHTT&DL công nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể mo Mường Hòa Bình, nghệ thuật chiêng Mường Hòa Bình là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện nay, mo Mường và nghệ thuật chiêng Mường Hòa Bình đã được Bộ VHTT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó, mo Mường được Phó Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao Bộ VHTT&DL phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể mo Mường Hòa Bình trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận, là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu cần bảo vệ khẩn cấp.

Nhằm thực hiệu có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cơ sở kế thừa những tinh hoa văn hóa của các thế hệ trước, làm cho giá trị của các di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa trong đời sống xã hội; đồng thời khai thác, phát huy có hiệu quả di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình gắn với phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngày 11/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết đề ra 6 nhóm giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ; tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức phổ biến truyền dạy các di sản văn hóa; đẩy mạnh liên kết sản xuất hàng hóa công nghiệp văn hóa; huy động các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của biết bao trẻ em miền Bắc… Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính “quê hương” của món đồ chơi giản dị ấy, tại làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) chỉ duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng còn tiếp nối và duy trì nghề làm trống.
Tin nổi bật trang chủ
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 thành công tốt đẹp

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 thành công tốt đẹp

Sáng 9/9, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 đã được tổ chức với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh dự và phát biểu tại Đại hội.
Ấm áp

Ấm áp "tạp hóa 0 đồng" giữa lòng thành phố Tam Kỳ

Gương sáng giữa cộng đồng - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Những ngày này, tạp hóa "0 đồng" tại phường Phước Hòa (Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam) đã trở thành điểm đến quen thuộc của những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Đến đây, họ không những được phục vụ cơm trưa miễn phí, mà còn được tặng quần áo, đồ dùng sinh hoạt...
Lạng Sơn: Ngập lụt diện rộng ở huyện Tràng Định, nhiều nơi bị cô lập

Lạng Sơn: Ngập lụt diện rộng ở huyện Tràng Định, nhiều nơi bị cô lập

Tin tức - Minh Anh - 2 giờ trước
Do mưa lớn liên tục, nước lũ lên nhanh, nhiều xã và thị trấn Thất Khê trên địa bàn huyện Tràng Định đã ngập sâu trong nước lũ. Trong đêm 8/9, nhiều người dân ở huyện Tràng Định đã phải đăng những dòng trạng thái cầu cứu trên mạng xã hội...
Hà Giang: Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp sau bão số 3, đã ghi nhận một người tử vong

Hà Giang: Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp sau bão số 3, đã ghi nhận một người tử vong

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ ngày 8 - 9/9, trên địa bàn tỉnh Hà Giang xảy ra mưa lớn, dẫn tới sạt lở đất và ngập úng cục bộ, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến hàng chục nhà ở, hàng trăm ha lúa của người dân.
Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

Kinh tế - Hải Thượng - 2 giờ trước
Bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp, Bộ đội Biên phòng Nghệ An còn đặc biệt chú trọng việc giúp Nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế. Trong đó, Đồn đã phát triển cây bo bo trở thành một mô hình cây trồng nhiều tiềm năng, giúp đồng bào có thu nhập ổn định.
Xe khách bị vùi lấp ở Cao Bằng, nhiều người mất tích

Xe khách bị vùi lấp ở Cao Bằng, nhiều người mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Sạt lở đất ở Cao Bằng khiến xe khách chở hàng chục người gặp nạn, bị vùi lấp; công tác cứu hộ hiện gặp nhiều khó khăn do Quốc lộ 34 sạt lở nhiều đoạn.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi những hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng thuận tiện hơn, thì chợ truyền thống nói chung, chợ truyền thống ở vùng DTTS đang dần mất đi những giá trị vốn có.
Đồng Văn (Hà Giang): Người có uy tín phát huy vai trò nơi thôn bản

Đồng Văn (Hà Giang): Người có uy tín phát huy vai trò nơi thôn bản

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đồng Văn đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ không quản ngại khó khăn, gian khổ luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động, phong trào thi đua ở cơ sở; đồng thời tuyên truyền vận động người dân làm theo. Qua đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự trong cộng đồng.
MobiFone hỗ trợ người dân sau bão Yagi

MobiFone hỗ trợ người dân sau bão Yagi

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 4 giờ trước
Sau khi bão Yagi quét qua các tỉnh miền Bắc, MobiFone đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ người dân tại các khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề, bởi bão Yagi. Đến nay, MobiFone cơ bản khôi phục thông tin liên lạc sau bão Yagi.
Quảng Ninh: Nhiều nơi ngập lụt sau bão số 3

Quảng Ninh: Nhiều nơi ngập lụt sau bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp cơn bão số 3, ngay sau khi bão đi qua, nhiều địa phương tại Quảng Ninh tiếp tục phải hứng chịu lũ lụt.
Sạt lở gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 4D

Sạt lở gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 4D

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây sạt lở lớn trên đèo Ô Quý Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt. Các phương tiện từ Lai Châu đi đi Lào Cai và ngược lại không thể di chuyển.
Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.