Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Duy trì, phát triển nghề truyền thống ở Triệu Phong

PV - 17:44, 30/11/2021

Những năm qua, việc duy trì và phát triển làng nghề truyền thống được huyện Triệu Phong (Quảng Trị) quan tâm thực hiện hiệu quả. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Sản xuất bánh kẹo truyền thống ở xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong
Sản xuất bánh kẹo truyền thống ở xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong

Nghề bánh bèo và bánh ướt ở làng Phù Lưu, thôn Lưu Nghĩa, xã Triệu Long vẫn trường tồn theo năm tháng. Điều đó là nhờ người dân nơi đây tâm huyết duy trì và được chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích phát triển. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Long Lê Trọng Khang, nghề làm bánh bèo, bánh ướt của làng Phù Lưu có từ hơn 500 năm trước, kể từ khi lập làng cho đến nay.

Để nghề truyền thống được duy trì và phát triển, UBND xã đã có tờ trình gửi các cấp có thẩm quyền công nhận thương hiệu, nhãn hiệu của bánh bèo, bánh ướt Phù Lưu. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả nghề truyền thống, đề nghị cấp trên cần quan tâm đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập cho người dân.

Chị Trương Thị Bốn là thế hệ thứ 5 trong một gia đình ở làng Phù Lưu làm nghề bánh ướt và bánh bèo. Hơn 15 năm gắn bó với nghề này, gia đình chị thu nhập ổn định và có điều kiện đầu tư cho các con ăn học.

Chị Bốn chia sẻ: “Bánh ướt và bánh bèo rất dễ làm, tuy nhiên muốn có được những mẻ bánh ngon, dẻo thì người làm bánh ở Phù Lưu có bí quyết riêng, đặc biệt người làm nghề này phải có sự cần mẫn. Trước đây, chúng tôi làm bánh thủ công nên việc xay bột, hấp, nấu bánh có phần khó khăn. Được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động duy trì và phát triển nghề truyền thống, những năm gần đây gia đình tôi đầu tư xây dựng khu làm bánh, máy móc hiện đại hơn nên giảm được khá nhiều thời gian, công sức lao động, tạo ra sản phẩm chất lượng”.

Trung bình mỗi ngày, gia đình chị Bốn xay khoảng 50 kg gạo để làm bánh, thu nhập trên 300.000 đồng. So với làm nông thì, nghề làm bánh ướt, bánh bèo nhàn và thu nhập ổn định hơn. Chị mong muốn thời gian tới, chính quyền địa phương và các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ thêm về công nghệ mới để ứng dụng vào làm bánh, giảm chi phí cũng như công lao động trong quá trình sản xuất; quy hoạch tập trung làng nghề làm bánh, hỗ trợ quảng bá để nhiều khách hàng biết đến sản phẩm truyền thống của làng Phù Lưu hơn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Triệu Phong có hơn 20 làng nghề và nghề truyền thống, trong đó có 4 làng được UBND tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống gồm: Nghề làm nón lá Bố Liêu, xã Triệu Hòa; nghề làm bún ở Linh Chiểu và Thượng Trạch, xã Triệu Sơn; nghề sản xuất nước mắm Gia Đẳng, xã Triệu Lăng; sản xuất bánh kẹo ở xã Triệu Trung… Tuy nhiên, các làng nghề và nghề truyền thống đều nằm trong khu dân cư, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Để phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, UBND huyện đã đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng để phát triển có quy mô và bền vững các cụm điểm làng nghề, nghề truyền thống; chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát, định hướng quy hoạch khu vực sản xuất phù hợp, bảo đảm môi sinh, môi trường. Hướng dẫn các làng nghề truyền thống thực hiện sản xuất và phát triển để đạt được các tiêu chí của làng nghề, hoàn thiện hồ sơ công nhận để các làng nghề tiếp cận được những chính sách phát triển sản xuất kinh doanh.

Hiện làng Thượng Trạch và Linh Chiểu xã Triệu Sơn có gần 100 hộ sản xuất bún, trung bình mỗi ngày sản xuất trên 20 tấn bún. (Trong ảnh: Một cơ sở sản xuất bún ở Thượng Trạch)
Hiện làng Thượng Trạch và Linh Chiểu xã Triệu Sơn có gần 100 hộ sản xuất bún, trung bình mỗi ngày sản xuất trên 20 tấn bún. (Trong ảnh: Một cơ sở sản xuất bún ở Thượng Trạch)

Chủ tịch UBND xã Triệu Sơn Nguyễn Hữu Vãn cho biết: “Xã có 2 làng nghề sản xuất bún truyền thống ở Thượng Trạch và Linh Chiểu. Hiện nay hai làng này có gần 100 hộ sản xuất bún, trung bình mỗi hộ sản xuất 2 - 2,5 tạ bún/ngày, giải quyết việc làm cho 200 lao động ở địa phương, thu nhập bình quân 5 - 6 triệu đồng/người.

Trước đây, các hộ sản xuất nằm trong khu dân cư nên vấn đề nước thải không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sản xuất của người dân nơi đây. Do đó, huyện đã quy hoạch các hộ làm bún ra 2 cụm làng nghề sản xuất tập trung xa khu dân cư. Hiện nay, làng nghề Thượng Trạch cơ bản hoàn thành, các hộ sản xuất đã đi vào hoạt động.

Đối với làng nghề Linh Chiểu, các hạng mục đang được thi công để bảo đảm tiến độ, sớm đưa vào hoạt động. Kể từ khi làng nghề Thượng Trạch ra sản xuất bún tập trung, nguồn nước thải có hệ thống xử lý và tiêu thoát, bảo đảm về vấn đề môi trường.

Cũng như các địa phương khác trong huyện, xã Triệu Trạch có các nghề truyền thống như bánh kẹo, bánh chưng, bánh đúc, nem, chả nổi tiếng. Hiện nay, các nghề này vẫn hoạt động hiệu quả. Chủ tịch UBND xã Triệu Thành Nguyễn Thế Phương cho biết: “Trong năm 2021, xã đã tiến hành rà soát công tác sản xuất của các hộ dân làm nghề truyền thống để có cơ sở hướng dẫn, làm hồ sơ đăng ký các nhãn hiệu sản phẩm đặc trưng của quê hương. Nhờ vậy, đã có các hộ đăng ký nhãn hiệu nem, chả chợ Sãi. Hiện chính quyền địa phương khuyến khích, định hướng cho các hộ gia đình làm nghề truyền thống tìm kiếm thị trường, đưa sản phẩm ra thị trường rộng hơn”.

Có thể nói, bên cạnh tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, các làng nghề trên địa bàn huyện Triệu Phong đóng góp quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo, lưu giữ truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư trong làng nghề, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Để các làng nghề truyền thống phát triển bền vững, thời gian tới, huyện Triệu Phong tiếp tục hỗ trợ các hộ dân, làng nghề tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất; kêu gọi các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn. Quan tâm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề. Chú trọng phát triển làng nghề với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu của UBDT Quốc hội Lào do Chủ nhiệm UBDT Quốc hội Lào Khamchanh Sotapaserth làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông, cùng lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT. Dự buổi tiếp xã giao còn có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Người có uy tín ở Thanh Hóa - Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Người có uy tín ở Thanh Hóa - Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 6 phút trước
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa ngày một phát triển; an ninh - quốc phòng được đảm bảo, giữ vững. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc trên địa bàn và sự đóng góp tích cực của Người có uy tín trên các lĩnh vực.
Hỗ trợ thăm hỏi và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Hỗ trợ thăm hỏi và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Xã hội - Hồng Phúc - 19 phút trước
BHXH Việt Nam thông tin về việc hỗ trợ thăm hỏi các gia đình người bị nạn và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân.
Hậu Giang: Phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”

Hậu Giang: Phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”

Xã hội - Như Tâm - 1 giờ trước
Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang (01/01/2004 - 01/01/2024), tối 20/9, tại Trung tâm Kỹ thuật Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết” cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Giáo dục - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Trước thềm năm học mới, UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ có quyết định chuyển công tác giáo viên dạy môn Tiếng Anh, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia. Điều đáng nói, việc luân chuyển trên nhà trường không hề hay biết, dẫn đến tình trạng trường “trắng” giáo viên dạy môn Tiếng Anh.
Hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Bangladesh

Hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Bangladesh

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Ngay sau lễ đón chính thức được tổ chức trang trọng tại Nhà Quốc hội Bangladesh sáng nay, 21/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiến hành hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Bangladesh Shirin Sharmin Chaudhury.
Tin trong ngày - 19/9/2023

Tin trong ngày - 19/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Diễn đàn KT-XH Việt Nam năm 2023. Giúp phụ nữ vùng cao “Tiến về phía trước”. Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

Tin tức - L.Phương-L.Vũ - 1 giờ trước
Ngày 21/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) cho 40 đại biểu đại diện cho các hộ dân, là đồng bào dân tộc Gia Rai và Cơ Ho đang sinh sống tại thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc.
Đắk Lắk: 8/18 tiêu chí về chuyển đổi số hoàn thành trước thời hạn

Đắk Lắk: 8/18 tiêu chí về chuyển đổi số hoàn thành trước thời hạn

Khoa học - Công nghệ - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 21/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết các hoạt động Chuyển đổi số theo Quyết định số 3330/QĐ - UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Hội nghị sơ kết là dịp để địa phương, các tổ chức, đơn vị chia sẻ thông tin, đề ra giải pháp hỗ trợ tỉnh triển khai Chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả.
Việt Nam - Lào tiếp tục đạt nhiều thành tựu tốt đẹp trên các lĩnh vực hợp tác

Việt Nam - Lào tiếp tục đạt nhiều thành tựu tốt đẹp trên các lĩnh vực hợp tác

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều 21/9, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng Đại sứ Sengphet Houngboungnuang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Kiểm tra việc học ngoại ngữ và tiếng DTTS của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế

Kiểm tra việc học ngoại ngữ và tiếng DTTS của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang địa phương - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 21/9, Đoàn công tác của Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam do Thiếu tướng Mai Văn Hồng - Phó Cục trưởng Cục Nhà trường làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, khả năng sử dụng tiếng nước láng giềng và tiếng DTTS của cán bộ, nhân viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sơn La: Đồng bào La Ha xã Liệp Tè có Nhà văn hóa mới

Sơn La: Đồng bào La Ha xã Liệp Tè có Nhà văn hóa mới

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 1 giờ trước
Chiều 21/9, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phối hợp với Tỉnh đoàn và Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc La Ha tại Bản Hiên, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.