Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Đồng bào Ê đê luôn trân trọng bảo tồn bản sắc văn hóa

Lê Hường - CĐ - 10:05, 29/11/2021

Trước những tác động của quá trình đô thị hóa, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở nhiều buôn làng ít nhiều bị tác động, phai nhạt. Tuy nhiên những năm qua, với nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, hệ thống chính trị, cùng với sự trăn trở, miệt mài giữ gìn bản sắc văn hóa của không ít những nghệ nhân, già làng, trưởng bản..., mà hiện nay ở nhiều buôn làng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang được đồng bào giữ gìn và phát huy.


Người dân buôn Kna B mặc trang phục truyền thống trong ngày bầu cử.
Người dân buôn Kna B tự hào trong trang phục truyền thống tham gia trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp

Đồng bào Ê đê buôn Kna B đồng lòng giữ gìn văn hóa

Buôn Kna B, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar có hơn 90% đồng bào dân tộc Ê đê sinh sống. Mặc dù đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng người dân trong buôn luôn nêu cao ý thức giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống

Ngôi nhà dài truyền thống của già làng Y Băk Niê nằm giữa buôn Kna B, bên trong những chiếc đinh năm, đing choc, gông, bro, ky păh… và nhiều nhạc cụ, vật dụng bằng tre nứa do già chế tác được cất giữ nơi trang trọng nhất. Già Y Băk nói, từ nhỏ già đã có niềm đam mê đặc biệt với các loại nhạc cụ âm nhạc truyền thống, bây giờ đã ngoài tuổi 70 già vẫn lên rừng, xuống suối tìm nguyên liệu chế tác nhạc cụ, đan các vật dụng sinh hoạt.

Không chỉ biết chế tác nhạc cụ, hòa tấu nhạc cụ truyền thống, giữ nghề đan lát truyền thống, già Y Băk còn góp công lớn trong việc vận động Nhân dân bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Ê đê. Già chia sẻ: thấy người trẻ trong buôn ít người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống, các giá trị văn hóa của dân tộc dần mai một. Tôi cùng với Ban tự quản buôn đến từng nhà vận động các cháu thiếu niên học chơi nhạc cụ truyền thống và chia sẻ kinh nghiệm chế tác nhạc cụ để khơi dậy niềm đam mê, giúp các cháu hiểu hơn về truyền thống.

Đặc biệt, năm 2020, buôn Kna B đã thành lập được hai đội nhạc cụ truyền thống, mỗi đội gồm 6 thành viên, từ 9 - 20 tuổi. Để các em tiếp thu tốt, già Y Băk dạy mỗi em sử dụng một loại nhạc cụ, để có thể hòa tấu cùng với nhau.

Già làng Y Băk sử dụng một loại nhạc cụ dân tộc do già chế tác.
Già làng Y Băk luôn miệt mài với việc chế tác và sử dụng một loại nhạc cụ dân tộc

Từ những nỗ lực, cố gắng của các già làng, Người có uy tín, nghệ nhân trong buôn cũng như sự động viên của chính quyền địa phương, người dân buôn Kna B dần nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống. Hiện nay, buôn Kna B còn giữ gìn được 26 ngôi nhà dài, tổ dệt thổ cẩm gồm 6 thành viên và hai đội đánh nhạc cụ dân tộc.

Bà Phạm Thị Tiềm, Chủ tịch UBND xã Cư M’gar cho biết: Những năm qua, ngoài việc quan tâm hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, xã cũng chú trọng việc vận động người dân nâng cao ý thức, trân trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn, đặc biệt là dân tộc Ê đê. Thời gian tới, xã sẽ dành một phần kinh phí để duy trì, tổ chức, phục dụng lại lễ hội cúng bến nước của người Ê đê. Đồng thời nỗ lực phát huy giá trị văn hóa đa dạng của các DTTS trên địa bàn xã.

Bảo tồn văn hóa để làm du lịch

Nằm giữa lòng thành phố Buôn Ma Thuột, buôn Akô Dhông được mệnh danh là buôn giàu đẹp nhất tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây, người dân không chỉ giàu có về đời sống vật chất, mà còn giữ gìn nhiều nét đẹp văn hóa lâu đời của người Ê đê.

Trong ngôi nhà sàn dài khang trang mới được tu sửa, già Ama Pi chia sẻ: Nhà dài là biểu tượng văn hóa của người Ê đê với những đặc trưng riêng. Ngày xưa đồng bào Ê đê chỉ sống trong nhà dài bình dị ấy. Cuộc sống hiện đại dần, nhiều gia đình trong buôn làm nhà xây để tách hộ cho con cháu ở, đã từng có thời kỳ người dân đòi phá nhà dài làm nhà xây. Nhờ sự quyết liệt giữ nhà dài của già làng, Người có uy tín mà bà con hiểu giá trị truyền thống và cùng nhau bảo vệ.

Buôn Ako Dhông giàu đẹp, bản sắc.
Buôn Ako Dhông đang ngày một phát triển nhưng luôn giữ được nét đẹp bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Ê đê.

Hiện nay, toàn buôn Akô Dhông có 67 hộ đồng bào Ê đê. Đồng bào trong buôn vẫn còn giữ được hơn 30 ngôi nhà dài truyền thống, nhiều người dân buôn Akô Dhông vẫn duy trì việc làm rượu cần, dệt thổ cẩm. Việc gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc, đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây, không chỉ người già mà thế hệ trẻ cũng ý thức được sự quan trọng của văn hóa truyền thống, nhất là ngôi nhà sàn dài.

Ông Y Pun Niê Ping, Trưởng buôn Akô Dhông chia sẻ: Để mọi người cùng bảo tồn văn hóa, già làng, Người có uy tín, chức sắc tôn giáo trong buôn đã đưa vào hương ước, quy định chung để không ai vi phạm. Người trong buôn đã nhận thức được giá trị văn hóa nên cùng nhau gìn giữ; không chỉ nhà dài mà nhiều hoạt động văn hóa phi vật thể cũng được bà con cùng nhau phục dựng, tổ chức hàng năm như: Lễ cũng bến nước, Lễ kết nghĩa,… Chính những nét đẹp văn hóa đặc trưng khiến buôn Akô Dhông thu hút nhiều người đến tham quan và trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước khi đến Đắk Lắk.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, hiện toàn tỉnh còn 2.098 bộ chiêng; 5.116 nghệ nhân biết đánh chiêng; 812 nghệ nhân biết truyền dạy đánh cồng chiêng; 1.366 nghệ nhân biết đánh nhạc cụ truyền thống; 385 nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc; 223 nghệ nhân biết hát kể sử thi…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

“Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tháng 12, nhiều hoạt động chào mừng năm mới 2025 với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”.
Trải nghiệm “Tứ đại đỉnh đèo” miền Tây Bắc

Trải nghiệm “Tứ đại đỉnh đèo” miền Tây Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 19 phút trước
Nói đến miền Tây Bắc, không thể không nhắc tới những con đèo nổi tiếng là hùng vĩ và hiểm trở, là điểm dừng chân lý tưởng của du khách mọi miền. Và từ lâu, người ta vẫn nhắc tới danh tiếng của “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam với bao điều kỳ thú vẫy gọi con người chinh phục để khám phá.
Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 diễn ra từ ngày 6 - 10/12

Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 diễn ra từ ngày 6 - 10/12

Sản phẩm - Thị trường - Quỳnh Trâm - 21 phút trước
Theo thông tin từ Ban Tổ chức Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024, Hội chợ sẽ được tổ chức trong 5 ngày, từ 6 - 10/12, tại Sân vận động huyện biên giới Thường Xuân.
Bước phát triển mới của các dân tộc còn nhiều khó khăn

Bước phát triển mới của các dân tộc còn nhiều khó khăn

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 22 phút trước
Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 - 2025, cả nước có 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, phân bố chủ yếu trên địa bàn 31 tỉnh. Với các chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ, đời sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn đã có bước phát triển mới.
Tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA

Tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA

Kinh tế - Khánh Thi - 1 giờ trước
Trong tuần qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã triển khai 3 lớp tập huấn phần mềm quản lý tài chính nguồn thu từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) cho đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và các chủ rừng của 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đang triển khai thí điểm ERPA. Đây là phần mềm nhằm tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa thông tin tài chính từ nguồn ERPA.
Kon Tum: Đẩy mạnh triển khai chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS

Kon Tum: Đẩy mạnh triển khai chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Văn bản số 4362/UBND-NNTN, chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai hiệu quả chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS.
Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa 2024 . Khám phá các di sản văn hóa độc đáo tại núi Bà Đen . Nữ trưởng bản nơi đại ngàn Trường Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Chấm dứt hoạt động dự án hơn 1.700 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC

Kon Tum: Chấm dứt hoạt động dự án hơn 1.700 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum vừa ban hành Thông báo số 85/TB-SKHĐT về chấm dứt hoạt động dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí và nhà phố của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
Bình Định: Khẩn trương hoàn thành lắp điện cho làng O2

Bình Định: Khẩn trương hoàn thành lắp điện cho làng O2

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Sở Công Thương Bình Định đôn đốc nhà thầu khẩn trương tập kết các thiết bị, tranh thủ thời tiết nắng ráo hoàn thành việc lắp điện cho người dân làng O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh.
Quảng Ninh: Nghiên cứu lắp Camera giám sát xe chở dăm gỗ rơi vãi

Quảng Ninh: Nghiên cứu lắp Camera giám sát xe chở dăm gỗ rơi vãi

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 1 giờ trước
Trước thực trạng thời gian gần đây, các xe chở dăm gỗ rơi vãi trên nhiều tuyến đường gây ô nhiễm môi trường, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang nghiên cứu lắp 5 Camera giám sát để nâng cao hiệu quả quản lý.
An Giang: Nỗ lực giúp dân khắc phục sự cố chìm ghe chở lúa

An Giang: Nỗ lực giúp dân khắc phục sự cố chìm ghe chở lúa

Tin tức - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 1 giờ trước
Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang vừa kịp thời cứu nạn ghe chở lúa bị chìm tại đoạn rẽ từ kênh Vĩnh Tế vào kênh T6.
Bình Định: Đầu tư hơn 44 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư vùng sạt lở Trà Cong

Bình Định: Đầu tư hơn 44 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư vùng sạt lở Trà Cong

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án Khu tái định cư vùng thiên tai ở thôn Trà Cong, xã An Hòa, huyện miền núi An Lão.