Trên mảnh đất sinh sống và định cư nhiều đời, người Dao ở huyện Nậm Pồ (Điện Biên) luôn biết cách gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời hòa nhập và phát triển cùng với các dân tộc khác như Mông, Thái, Khơ-mú…
“Hồn quê trong hương Tết vùng cao” là tên tác phẩm dự thi của Đoàn Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (Thái Nguyên) đã đạt giải Nhất ở nội dung thi sản xuất Video, tại cuộc thi Tự hào Việt Nam. Đây là Cuộc thi tìm hiểu về lịch sử văn hóa dân tộc lần thứ III năm học 2019 - 2020, do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Quảng Ngãi có 3 DTTS gồm người Ca Dong (nhóm địa phương của dân tộc Xơ-đăng), Cor, Hrê sống rải rác tại 6 huyện miền núi. Mỗi dân tộc có vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Để bản sắc văn hóa của các dân tộc không bị mai một, các cấp, ngành địa phương cùng bà con ở các thôn, làng miền núi đã dành nhiều tâm huyết cho việc sưu tầm và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
Trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay, có nhiều dân tộc từ nhiều địa phương khác nhau của đất nước di cư đến. Không chỉ đến đây để lập nghiệp, đồng bào còn mang theo những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.
Giáo dục -
Hồng Phúc -
11:57, 29/03/2020 Những năm gần đây, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các DTTS trong môi trường học đường đang được đánh giá hiệu quả và có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, công tác này tồn tại một số bất cập do thực hiện thiếu đồng bộ.
Ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), xã Trà Bui được xem là một trong số ít địa phương còn gìn giữ khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Ca Dong (một nhánh địa phương của dân tộc Xơ -đăng). Giữa dòng chảy hiện đại và nỗi lo về sự mai một của văn hóa truyền thống, Trà Bui đã phát huy sức mạnh đoàn kết, khơi dậy nội lực trong Nhân dân và tiềm năng, phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống.
Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống văn hóa, từ thời niên thiếu, Nghệ nhân A Lip (dân tộc Ba Na, thôn Groi, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã biết đánh chiêng, làm đàn, tạc tượng gỗ và chỉnh chiêng. Năm 2019, ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian.
Là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống, Vân Canh (Bình Định) có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Tuy vậy, hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề được đặt ra trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhất là ý thức của người dân trong việc bảo tồn văn hóa của chính dân tộc mình.
Từ xưa đến nay, những trò chơi dân gian của các dân tộc luôn mang giá trị tinh thần, thể hiện tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong Nhân dân. Chính vì thế, thời gian gần đây, tỉnh Cao Bằng đang tích cực đưa các trò chơi dân gian vào phục vụ phát triển du lịch để thu hút du khách, tạo điểm mới lạ, hấp dẫn, đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc.
Media -
PV -
09:21, 24/02/2020 Chợ phiên San Thàng có tên gốc là chợ Tam Đường đất, nơi hội tụ văn hóa sắc màu các dân tộc tỉnh Lai Châu. Chợ họp hai phiên chính vào ngày thứ Năm và Chủ nhật hàng tuần.
Sắc màu 54 -
Xuân Dũng - Thành Nhân -
14:50, 18/02/2020 Văn hóa truyền thống của người Ba Na ở làng Kon Blo, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), không chỉ có giá trị về tinh thần mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Vì thế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống luôn nhận được sự đồng thuận của mọi tầng lớp Nhân dân.
Xã hội -
Văn Đoàn -
11:04, 30/12/2019 Hiện nay, một bộ phận người X’tiêng, đặc biệt là thế hệ trẻ không mặn mà với các nghề truyền thống. Để nghề truyền thống của dân tộc không bị mất, anh Điểu Mon ở sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã có nhiều việc làm thiết thực.
Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng trong việc giữ văn hóa truyền thống là việc làm của mình, cho mình và vì mình, thời gian qua, các Nghệ nhân Dân gian tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực bằng nhiều hình thức, nhiều cách làm để bảo tồn văn hóa truyền thống.
Với mong muốn giới thiệu những món ăn của dân tộc, các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Thái đến với khách du lịch và người dân, bà Cà Thị Thỏa ở bản Giảng Lắc, phường Quyết Thắng, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La đã huy động các hộ dân cùng góp đất, cổ phần thành lập Hợp tác xã (HTX) Nặm La. HTX phát triển theo phương thức dịch vụ ăn uống nhà hàng kết hợp với dệt thổ cẩm truyền thống đã phát huy hiệu quả và tạo công ăn việc làm ổn định cho đồng bào dân tộc nơi đây.
Đẩy mạnh phát triển các phong trào văn hóa văn nghệ tại thôn, xã nhằm khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc của người dân, đồng thời tập trung các nguồn lực để bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện đang là cách làm được huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế đặt lên hàng đầu. Thông qua đó các câu lạc bộ (CLB) dân ca dân gian được hình thành, các lễ hội truyền thống được phục dựng…
Từ ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, các nghệ nhân ở huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã chú trọng kết hợp việc biểu diễn với việc truyền dạy cho lớp trẻ nhằm duy trì, phát triển đội ngũ kế cận. Đây chính là phương thức hiệu quả để khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống và trao truyền trách nhiệm giữ gìn vốn quý của cha ông cho thế hệ trẻ.
Trong xu thế bùng nổ công nghệ thông tin của xã hội hiện đại, nguy cơ cái mới lấn át cái cũ, những giá trị hiện đại lấn át giá trị truyền thống là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là trong giới trẻ.
Nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa trong cộng đồng, những năm qua, đội ngũ nghệ nhân tại các thôn bản đã có vai trò rất quan trọng trong việc sưu tầm, gìn giữ và trao truyền những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.