Nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu, vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) hát dân ca Soọng cô thôn Xạ Hương, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã mở lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết và hát dân ca Soọng cô cho thế hệ trẻ.
Ngày 1/10 vừa qua, Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 -2025 với nhiều nội dung quan trọng. Chương trình được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa hai cơ quan trong giai đoạn mới.
“Vũ điệu kết đoàn” , là tác phẩm được dày công nghiên cứu bởi bà Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, một người con của vùng đất Sơn La - nơi có đông đồng bào các dân tộc cùng sinh sống. “Vũ điệu kết đoàn” không đơn thuần chỉ là một sản phẩm nghệ thuật kết tinh những nét đẹp văn hóa của các dân tộc, mà còn là thông điệp của tình đoàn kết, sự gắn bó của các dân tộc; góp phần xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Với mong muốn giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) quảng bá văn hóa truyền thống qua các sản phẩm từ vải lanh nhuộm chàm, cô gái trẻ Lồ Thị Hạnh (dân tộc Tày ở Lào Cai), đã sáng lập ra thương hiệu Tày Indigo (vải chàm của người Tày), và tạo việc làm cho rất nhiều bà con nơi đây.
Người Sorbs là một dân tộc thiểu số (dân số khoảng 60.000 người) đã sống ở nước Đức khoảng 1.500 năm.
Những năm qua, việc duy trì và phát triển làng nghề truyền thống được huyện Triệu Phong (Quảng Trị) quan tâm thực hiện hiệu quả. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Trước những tác động của quá trình đô thị hóa, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở nhiều buôn làng ít nhiều bị tác động, phai nhạt. Tuy nhiên những năm qua, với nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, hệ thống chính trị, cùng với sự trăn trở, miệt mài giữ gìn bản sắc văn hóa của không ít những nghệ nhân, già làng, trưởng bản..., mà hiện nay ở nhiều buôn làng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang được đồng bào giữ gìn và phát huy.
Ngày 23/11, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Bắc Ninh phối hợp Viện Sử học, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Phiên chợ Âm Dương - Giá trị lịch sử văn hóa”.
Vừa kết thúc với nhiều hoạt động ý nghĩa, mang đậm hơi thở văn hóa trên mọi miền Tổ quốc. Sự kiện thường niên này đã góp phần tích cực để tăng cường khối Đại đoàn kết, tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Livonians là nhóm người dân tộc thiểu số ít người nhất ở châu Âu, với ước tính chỉ còn khoảng 200 người. Thực tế này đặt ra cho Chính phủ Latvia và chính người dân bản địa yêu cầu, tìm kiếm những giải pháp cấp thiết, nhằm bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ Livonia, vốn đang đứng trước nguy cơ biến mất.
Media -
BDT -
18:42, 12/11/2021 Dù là địa bàn còn nhiều khó khăn, song vùng dân tộc thiểu số và miền núi lại có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Từ lợi thế cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, đặc biệt là bản sắc văn hóa truyền thống, kết hợp với sự liên kết du lịch vùng, đã tạo bứt phá cho du lịch ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) là nơi cư trú lâu đời của nhiều DTTS như Chăm, Ba Na và số ít các dân tộc Thái, Mường… ở miền Bắc di cư vào. Trong đời sống sinh hoạt, các DTTS trên địa bàn vẫn duy trì được các hoạt động văn hóa, nhất là các nghi lễ, sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, các nghề thủ công truyền thống..., qua đó góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Những năm qua, các giá trị văn hóa dân tộc tại Quảng Ninh tưởng chừng bị mai một đã được làm sống lại trong cộng đồng và truyền bá rộng rãi. Những kết quả có được ngày hôm nay, là thành quả trong suốt hành trình dài tìm kiếm, sưu tầm của những Nghệ nhân già vùng Đông Bắc.
Là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn, mà còn bởi những nét đặc sắc trong phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc địa phương. Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn văn hoá truyền thống trong đời sống hiện đại...
Sáng 26/10, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn kiến trúc văn hóa truyền thống dân tộc Phù Lá (Xá Phó) tại thôn An Thành, xã Thống Nhất, TP. Lào Cai (Lào Cai).
Ở buôn cổ Ako Dhong TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cô gái trẻ H’Tit Aliô, dân tộc Ê Đê được cộng đồng đánh giá là điển hình trong việc “truyền lửa” bảo tồn văn hóa truyền thống đến các bạn trẻ.
Hiện nay, trên địa bàn 5 huyện miền núi Quảng Ngãi có nhiều chị em phụ nữ dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng), bằng cách này hay cách khác họ đang góp phần giữ gìn, bảo tồn văn hóa cổ truyền của dân tộc mình.
Hiện nay, 120 hộ đồng bào dân tộc Mạ ở làng Buôn Gõ, ấp Thanh Trung, xã Thanh Sơn, huyện Tân Phú (Đồng Nai) đều có cuộc sống ổn định, không còn hộ nghèo. Số hộ giàu và khá tăng hơn 35% so 5 năm trước; đồng bào đoàn kết xây dựng làng văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giữ vững ấp văn hóa nhiều năm liền.
Vừa qua, Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2578/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Nhân dịp 91 năm Ngày truyền thống Công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2021), lãnh đạo Ban Dân vận tỉnh ủy Thanh Hóa đã đi thăm và tặng quà cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn hai huyện Cẩm Thủy và Quan Hóa.