Tỉnh Phú Yên có gần 25.000 người Ê Đê sinh sống, tập trung nhiều nhất là ở huyện miền núi Sông Hinh. Đồng bào Ê Đê có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật tạo hình hoa văn trên vải (thổ cẩm).
Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 10 hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác dệt thổ cẩm truyền thống do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ. Đó là kết quả của thời gian dài học nghề, truyền dạy nghề truyền thống, nhất là nghề dệt may thổ cẩm.
Lo lắng nghề dệt thổ cẩm đứng trước nguy cơ mai một, chị Y Hlạng (làng Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã đứng lên kêu gọi những người có tay nghề trong làng cùng nhau bảo tồn nghề dệt. Nhờ vậy, nghề dệt thổ cẩm ở làng Pu Tá nói riêng và xã Măng Ri nói chung đã hồi sinh trở lại.
Trong tình hình dịch bệnh Covid -19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều cơ sở kinh doanh hoạt động cầm chừng, không thể triển khai nhiều hoạt động như thời điểm trước. Các hoạt động triển lãm giới thiệu sản phẩm hiện nay, đang chuyển hướng sang hình thức online, sử dụng mạng xã hội, các nền tảng số.
Trước sự mai một thấy rõ của nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường, bà Phạm Thị Bảo ở xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đã dành hết tâm huyết để giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, làm sống dậy nghề dệt thổ cẩm, đồng thời giúp rất nhiều phụ nữ khác có việc làm và thu nhập ổn định.
Lớn lên bên khung dệt của mẹ nên anh Tưih (làng Dur, xã Glar, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) đã yêu sắc màu thổ cẩm từ nhỏ. Tình yêu ấy đã thúc giục anh phải tìm được hướng đi mới cho thổ cẩm dân tộc và biến ước mơ đưa thổ cẩm vượt ra khỏi buôn làng thành hiện thực.
Nghề thêu thổ cẩm của đồng bào dân tộc Dao, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã có từ lâu đời. Để giữ gìn và phát huy giá trị của thổ cẩm, một trọng những giải pháp quan trọng địa phương đang hướng tới là đưa thổ cẩm trở thành sản phẩm OCOP.
Mỗi tấm vải thổ cẩm được sinh ra không chỉ là sản phẩm vật chất, mà còn mang giá trị tinh thần, thể hiện bản sắc riêng của văn hóa từng dân tộc. Ở đó là những câu chuyện về đời sống, văn hóa, điển tích, thần thoại… gắn với cách nghĩ, nếp sống của cả một cộng đồng dân tộc. Thổ cẩm khi gắn liền với những câu chuyện trở nên mới mẻ, sống động, phản ánh rõ nét hơn bức tranh chân thực về đời sống của đồng bào DTTS.
Trong đời sống thời trang hiện đại hôm nay, đã có nhiều nhà thiết kế ứng dụng chất liệu vải thổ cẩm vào thiết kế thời trang may mặc cao cấp, tạo ra những bộ sưu tập áo dài, váy dạ hội, váy áo tân thời vô cùng bắt mắt, ấn tượng. Chất liệu vải thổ cẩm được nhiều nhà thiết kế yêu thích, quan tâm, tuy nhiên, ứng dụng vào thiết kế thời trang cao cấp lại không dễ dàng bởi những tính chất đặc trưng của nó.
Tháng 6/2020, nghề dệt thổ cẩm ở thôn 2 Túc, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được công nhận Làng nghề thêu dệt thổ cẩm cấp tỉnh. Đây là niềm vui, động lực và tạo điều kiện giúp bà con người Dao nơi đây gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá, nâng cao đời sống kinh tế...
Kỳ Sơn là địa bàn biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Nghệ An với nhiều dân tộc khác nhau như Thái, Mông, Khơ mú. Mỗi dân tộc đều có nghề truyền thống riêng và được giữ gìn cho đến ngày nay. Tuy nhiên, để những nghề truyền thống ấy là thế mạnh của huyện nhà thì còn rất nhiều khó khăn.
Sắc màu 54 -
Vũ Lợi – Hương Chi -
17:09, 30/11/2020 Trong cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng, thổ cẩm là một nét văn hóa đặc trưng có từ lâu đời. Chứa đựng bên trong những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, đa dạng hoa văn là quá trình chiêm nghiệm, sáng tạo của con người; qua những đôi tay khéo léo, cần cù của người phụ nữ đã tạo ra những sản phẩm tinh hoa mang hồn cốt văn hóa dân tộc.
Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2 năm 2020 với chủ đề "Xứ sở của những âm điệu" đã chính thức khai mạc vào tối 24/11 tại khu Đảo nổi, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Đây là chương trình mở màn chuỗi các sự kiện văn hóa - du lịch của tỉnh Đắk Nông năm 2020.
Thổ cẩm là loại vải được đồng bào dân tộc dệt thủ công với những họa tiết, hoa văn độc đáo nổi lên như thêu. Hoa văn thổ cẩm có những nét đặc trưng riêng để khi nhìn vào đó mọi người phân biệt được các tộc người.
Từ ngày 24 đến 29-11, tại thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông sẽ diễn ra Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II. Đây là lễ hội có quy mô lớn đầu tiên của tỉnh kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát và được kiểm soát tốt tại Việt Nam.
Làng Công Dồn, xã Zuôich, huyện Nam Giang được coi là cái nôi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Cơ Tu của tỉnh Quảng Nam. Trải qua hàng thế kỷ tồn tại, từ những chiếc áo, váy, khố... được làm từ vỏ cây rừng, nghề dệt thủ công Công Dồn ngày nay vẫn được duy trì phát triển.
Pơ Nang là một trong 3 làng của xã Tú An, thị xã An Khê (Gia Lai) còn nhiều chị em người Bahnar biết dệt thổ cẩm. Để lưu giữ và phát triển nét đẹp văn hóa này, họ đã cùng nhau thành lập Câu lạc bộ dệt thổ cẩm xã Tú An.
Thổ cẩm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Từng đường nét của thổ cẩm trên trang phục tượng trưng cho vẻ đẹp độc đáo và thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc . Tại TP. Kon Tum, nhờ sự hỗ trợ, đầu tư của các cấp chính quyền và sự nỗ lực bảo tồn của những người phụ nữ Ba Na mà nghề dệt vẫn được giữ gìn và phát huy trong các làng đồng bào DTTS.
Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các DTTS ở Hòa Bình đã có những phát triển tích cực. Các sản phẩm thổ cẩm của người Thái và người Mông ở Mai Châu được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Không những thế, sản phẩm dệt thổ cẩm Mai Châu còn là 1 trong những sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Hòa Bình.
Sản phẩm thổ cẩm truyền thống thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa mỗi dân tộc. Tại tỉnh Hòa Bình, nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần gìn giữ tinh hoa văn hóa đặc trưng của các dân tộc mà còn đang góp phần phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, nghề dệt thổ cẩm truyền thống vừa phải giữ được hồn cốt, vừa phải sáng tạo để tìm chỗ đứng trên thị trường.