Thổ cẩm, trang phục là diện mạo của di sản văn hóa tộc người. Dệt vải thổ cẩm là nghề thủ công truyền thống lâu đời và phổ biến của các dân tộc miền núi. Nghề dệt thổ cẩm gắn bó với cuộc sống của đồng bào, là một phần quan trọng của tri thức dân gian, là di sản văn hóa, tài nguyên nhân văn quý giá của các dân tộc thiểu số.
Tối 14/1, tại khu đảo nổi Hồ Gia Nghĩa, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Văn hóa thổ cẩm – tinh hoa hội tụ” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức, đã chính thức khai mạc.
Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa tháng 01 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Lào đến từ bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã giới thiệu những tinh hoa nghề dệt thổ cẩm truyền thống-niềm tự hào của người phụ nữ dân tộc Lào đến với công chúng.
Tỉnh Đăk Nông có khoảng 40 DTTS cùng sinh sống, vì thế thổ cẩm ở Đăk Nông rất đa dạng phong phú về màu sắc, đường nét, đậm đà bản sắc, giàu biểu tượng, biểu đạt các giá trị nhân văn. Tuy trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế phát triển và hội nhập mang tính toàn cầu, văn hóa thổ cẩm vẫn giữ được những nét riêng của mình. Việc tổ chức Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ Nhất năm 2018 tại tỉnh Đăk Nông là hoạt động cần thiết nhằm bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS Việt Nam.
Vừa qua, UBND tỉnh Đăk Nông đã tổ chức họp báo thông tin các hoạt động trong chương trình Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I và Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đăk Nông năm 2018.
Bên cạnh công việc nông nghiệp, chị em trong Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và dịch vụ Hoa Ban Xanh đến từ huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã giữ gìn nghề thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, phát triển kinh doanh trở thành những dự án khởi nghiệp tiêu biểu của địa phương.
Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Lào tại Điện Biên đang dần mai một do ảnh hưởng của quá trình phát triển, hội nhập và những tác động của kinh tế thị trường. Song, tại bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, những người phụ nữ Lào vẫn luôn cần mẫn bên khung dệt mỗi ngày, với mong ước gìn giữ ngọn lửa cho nghề truyền thống của mình.
Chọn sự đa dạng văn hóa vùng đồng bào DTTS làm thế mạnh để khởi nghiệp là sự lựa chọn rất đúng đắn, không những làm giàu cho bản thân, gia đình, quê hương mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sầm Thị Tình, cô gái dân tộc Thái, sinh năm 1986, bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã mang lại nhiều thành công khi cô khởi nghiệp từ nghề dệt thổ cẩm. Cô gái giàu nghị lực đã góp phần đưa nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái bay cao, vươn xa.
Nghệ nhân Cill Mup Ha Bông, người Cil (thuộc dân tộc Cơ-ho) ở thôn Bnơ C, xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng và nhiều nghệ nhân nức tiếng ở Lâm Đồng tâm tình rằng, nghề thổ cẩm trong thời kỳ hội nhập cũng cần có những nét sáng tạo mới để đáp ứng thị hiếu của khách hàng nhưng tuyệt đối không đánh mất nét đặc trưng của sản phẩm.
Trước kia, dệt thổ cẩm hay thêu thùa đều là công việc mà mọi cô gái Thái ở Thanh Hóa cần phải biết khi đến tuổi trưởng thành, bởi đó là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự khéo léo, chăm chỉ của một người con gái.
Sau giờ lên nương rẫy, những đôi tay chai sạn của những người phụ nữ Cơ-tu miền núi Đông Giang (Quảng Nam) lại thoăn thoắt, nhịp nhàng trên khung dệt thổ cẩm, cùng với chính quyền địa phương, họ đang ngày đêm “giữ lửa” nghề truyền thống.
Một thời gian dài, thổ cẩm của làng Plei Thông A, thị trấn Nhơn Hòa (Chư Pưh, Gia Lai) dường như chìm vào quên lãng. Thế nhưng, nhờ những bàn tay tài hoa ngày ngày âm thầm đánh thức khung cửi, nghề dệt truyền thống của người Ba Na trên mảnh đất này đã hồi sinh trở lại.
Gặp nghệ nhân Phù Thị Thiên trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4/2018) tại Hà Nội, chị kể lại “duyên nợ” với nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.
Theo truyền thống trong cộng đồng người Ê-đê, nghề dệt thổ cẩm chỉ dành cho phụ nữ, còn đàn ông đan gùi và rèn. Vậy nhưng, hai chàng trai Ê-đê ở Đăk Lăk lại say mê nghề dệt, họ không chỉ biết dệt mà còn dệt thành thạo nhiều hoa văn độc đáo tạo ra những sản phẩm thổ cẩm tinh tế.
Trải qua nhiều thăng trầm, vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang), ở xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn) và xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) từng nổi tiếng nghề dệt thổ cẩm Khmer (còn gọi Silk Khmer). Song, hiện nay chỉ còn ấp Srây Sakốth (xã Văn Giáo) giữ được nghề.
Cách thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai hơn chục cây số, những bản Mông xã Tả Phìn mấy năm gần đây trở thành điểm thu hút khách du lịch đến trải nghiệm nghề dệt thủ công và mua sắm sản phẩm thổ cẩm. Người có công lớn tạo ra sự thay đổi này là Thào Thị Sùng, SN 1982, dân tộc Mông.
Xa quê, lập nghiệp trên vùng đất mới hơn nửa thế kỷ, nhưng cộng đồng người Mường ở xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) vẫn lưu giữ nhiều bản sắc phong tục, tập quán, lễ nghi truyền thống của tổ tiên. Nổi bật là các thế hệ phụ nữ Mường nỗ lực bảo tồn để tiếng chiêng Mường mãi ngân vang.
Những tấm vải của dân tộc Mông nhiều màu sắc tưởng như chỉ tồn tại ở trên núi cao, nơi những mái nhà trình tường nằm chênh vênh quanh năm suốt tháng. Ấy vậy mà, từ sâu thẳm của núi rừng đó, có một người phụ nữ Mông đã mang những tấm vải ấy xuất khẩu khắp nơi trên thế giới. Chị là Vàng Thị Mai ở xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Thái ở huyện miền núi Con Cuông, Nghệ An. Đã có giai đoạn nghề dệt thổ cẩm nơi đây đứng trước nguy cơ mai một. Để khôi phục làng nghề truyền thống trước nguy cơ bị mai một, chính quyền và người dân nơi đây đã có nhiều nỗ lực để phát huy hiệu quả nghề dệt, tạo sinh kế bền vững cho nhân dân.
Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của người Chăm ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nét độc đáo của làng nghề cổ này chính là việc người dân dệt thổ cẩm theo phương pháp hoàn toàn thủ công, lưu giữ dấu ấn văn hóa Chăm còn mãi với thời gian.