Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thổ cẩm dân tộc Lào: Giữ gìn bản sắc để tồn tại, phát triển

PV - 14:43, 24/10/2018

Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Lào tại Điện Biên đang dần mai một do ảnh hưởng của quá trình phát triển, hội nhập và những tác động của kinh tế thị trường. Song, tại bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, những người phụ nữ Lào vẫn luôn cần mẫn bên khung dệt mỗi ngày, với mong ước gìn giữ ngọn lửa cho nghề truyền thống của mình.

thổ cẩm Hàng ngày, bà Lò Thị Lún luôn dành nhiều thời gian để truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho con cháu.

Trong căn nhà gỗ cũ kỹ nằm nép mình bên dòng Nậm Núa thơ mộng tại bản Na Sang II, bà Lò Thị Lún (85 tuổi) vẫn miệt mài bên chiếc khung dệt của mình. Vừa làm, bà vừa chỉ dạy cho các cháu gái trong bản cách dệt thổ cẩm.

Bà Lún chia sẻ, từ nhỏ, bà đã quen nghe tiếng kẽo kẹt thoi đưa từ khung cửi của mẹ. Năm 16 tuổi, bà được dạy cách dệt thổ cẩm của dân tộc mình. Từ đó đến nay, đôi bàn tay khéo léo ấy đã dệt nên không biết bao nhiêu sản phẩm thổ cẩm tinh tế, độc đáo mang đậm bản sắc của dân tộc. Ở cái tuổi xế chiều, với mong muốn giữ lại nghề truyền thống của dân tộc nên bà dành nhiều thời gian hơn để truyền dạy cho con cháu trong bản.

Và sự kiên trì, cần mẫn của bà đã được đền đáp. Năm 2004, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tiến hành xây dựng Dự án hỗ trợ phát triển nghề dệt thổ cẩm ở bản Na Sang II. Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm Na Sang II được thành lập với 30 thành viên, được tổ chức JICA hỗ trợ duy trì và phát triển nghề bằng cách tạo ra một nhóm sản xuất để kết nối những người có nghề. Sau đó tiếp tục hỗ trợ công cụ sản xuất, khung dệt hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tìm kiếm đơn đặt hàng. Tuy nhiên, làng nghề chỉ hoạt động sôi nổi khi có nguồn kinh phí đầu tư từ Dự án. Năm 2010, sau khi dự án kết thúc, làng nghề lại rơi vào khó khăn…

thổ cẩm Chị Lò Thị Viên, người nỗ lực đưa hình ảnh, nét văn hóa thổ cẩm của dân tộc Lào bay xa.

Từ năm 2015 đến nay, đứng trước những thách thức mới, song HTX vẫn luôn kiên trì động viên, sát cánh cùng các thành viên gìn giữ nghề, nỗ lực quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm. Công lao này phải kể đến những người đứng mũi chịu sào như chị Lò Thị Viên, Phó Chủ nhiệm HTX. Chị Viên cho biết: “Bản thân tôi rất yêu quý nghề dệt thổ cẩm nên luôn kiên trì đi vận động chị em giữ nghề, tranh thủ dệt vải lúc nông nhàn. Tôi cũng đứng ra tìm thị trường đầu ra cho bà con bằng việc nỗ lực giới thiệu, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ, trung tâm xúc tiến du lịch. HTX cũng được chính quyền địa phương đưa ra những chiến lược phát triển du lịch gắn với giới thiệu làng nghề để quảng bá sản phẩm. Những năm gần đây, HTX đã có thêm nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn”.

Năm 2016 có thể xem là dấu mốc quan trọng khi tổng doanh thu của HTX Dệt thổ cẩm Na Sang II đã đạt con số hơn 400 triệu đồng, với gần 400 sản phẩm được bán ra ở thị trường trong và ngoài tỉnh...

Với sự tinh tế, chất lượng trong từng sản phẩm nên mặc dù đứng trước sự đa dạng của các sản phẩm thổ cẩm khác và thị trường may mặc hiện nay, song thổ cẩm Lào hiện vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Nếu như trước đây, mỗi chị em phụ nữ chỉ sản xuất được từ 3- 4 loại sản phẩm thì nay đã có thể sáng tạo ra gần 40 loại sản phẩm với hơn 300 hoa văn khác nhau. Mỗi sản phẩm thổ cẩm làm ra có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, như: váy, khăn quàng cổ, túi xách, chăn, đệm, khăn trải bàn... Trung bình một tháng, mỗi người có thể làm từ 3-10 sản phẩm khác nhau tùy theo nhu cầu của thị trường, tăng thêm thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng.

Hy vọng với tình yêu, tâm huyết, sự nỗ lực bền bỉ của những người thợ dệt, sản phẩm thổ cẩm dân tộc Lào sẽ ngày càng bay xa ra “biển lớn”.

VŨ LỢI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 15 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).