Media -
BDT -
19:00, 14/11/2024 Bản Hoa Tiến xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu là bản Thái cổ, được biết đến là một trong những địa chỉ dệt thổ cẩm nổi tiếng và lâu đời nhất của người Thái ở tỉnh Nghệ An. Tiếp nối qua nhiều thế hệ, bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Thái nơi đây đang cùng nhau phát triển nghề dệt thổ cẩm với nhiều nét độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật nhuộm và dệt đặc trưng, riêng có.
Sau một thời gian dài tưởng như đã “ngủ quên” trong các bản làng vùng cao, thổ cẩm của người Cơ Tu trên mảnh đất đầu nguồn sông Cu Đê đã được đánh thức bởi những bàn tay tài hoa của chị em phụ nữ ở Tà Lang - Giàn Bí, mang lại thu nhập cho người dân, đồng thời gìn giữ nét đẹp văn hóa cho thế hệ mai sau.
Ngày 8/11, UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Lào.
Media -
BDT -
20:00, 04/09/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Media -
Thúy Hồng -
18:43, 27/01/2024 Ở vùng DTTS, nghề dệt thổ cẩm là nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống của bà con các dân tộc. Những năm qua, nghề này đã được các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển, nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm và thu nhập cho bà con. Tuy nhiên, đa phần các HTX dịch vụ thổ cẩm trên địa bàn vùng DTTS và miền núi đang còn gặp khó khăn, như chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng, chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm…
Dệt thổ cẩm vốn là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Mường tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thế nhưng trải qua nhiều thăng trầm, nét văn hoá đặc sắc ấy có lúc tưởng chừng như đã bị mai một. Nhờ vào sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đến nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mường ở Tân Sơn đã dần “hồi sinh”.
Những ngày này, trong khuôn viên Nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum) bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng, 45 nghệ nhân đến từ 12 đoàn nghệ nhân thuộc các phường, xã trên địa bàn Tp. Kon Tum tham gia trình diễn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc tại Liên hoan sắc màu thổ cẩm Tp.Kon Tum lần thứ III năm 2024.
Từ lâu, thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, thổ cẩm không chỉ hiện diện trên váy, trên áo của người Mông, người Dao, người Thái, người Cơ Tu, Ba Na… mà còn trở thành sản phẩm hàng hóa, giúp bà con có thêm thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Từ ngày 8 - 10/11 tới đây, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai sẽ diễn ra sự kiện Festival thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa.
Xã hội -
Minh Nhật -
09:10, 05/07/2024 Lydie Vũ sẽ diện bộ trang phục thổ cẩm Tây Bắc "Cát Cát" cho phần thi National Costume tại Hoa hậu Siêu Quốc gia 2024. Cô cho biết: "Tôi mong có thể giới thiệu đến bạn bè quốc tế về nét đặc trưng văn hóa nước mình".
Sản phẩm thổ cẩm được dệt nên từ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ Cơ Tu. Họ đã thổi hồn vào những nét hoa văn tinh tế trên tấm zồ thổ cẩm bằng những hình ảnh của cuộc sống đời thường. Nghệ nhân A Viên Thị Rum là một trong những người đã đưa thổ cẩm của người Cơ Tu trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia…
Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đang tạo động lực mới để duy trì, phát triển đưa thổ cẩm tiếp tục vươn xa. Thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh Đắk Lắk cùng các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào
Media -
BDT -
20:00, 18/10/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Phụ nữ Việt Nam chủ động, sáng tạo, tự tin tỏa sáng trong thời đại mới. Hà Giang sẵn sàng đón du khách trong mùa hoa tam giác mạch. Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na làng Xí Thoại. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yêu thích nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình, cô gái người Ve (một nhóm địa phương của dân tộc Giẻ Triêng) Zơ Râm Thị Thon ở làng Công Năng (nay là thôn 49b), xã Đắc Pring, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã theo học dệt từ lúc còn niên thiếu. Để rồi hôm nay, cô đã trở thành người thợ dệt tài hoa trong vùng, được nhiều chị em phụ nữ người Ve biết tiếng, nể phục.
Nhờ nỗ lực của chính quyền các cấp và tâm huyết của các nghệ nhân mà nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá đang được bảo tồn và phát huy có hiệu quả. Với đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Thái, các sản phẩm thổ cẩm nơi đây sẽ vươn xa ra các thị trường lớn, góp phần gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống, giảm nghèo bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào.
Những năm gần đây, nhiều hoạt động tôn vinh thổ cẩm được các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức. Điều đó không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc nét đẹp thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, mà còn tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm, đưa thổ cẩm vươn xa.
Cùng với các sản phẩm truyền thống khác, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) đã và đang bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Sản phẩm thổ cẩm đang phục vụ hiệu quả cho phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương và đang vươn mình ra thế giới.
Chiều 5/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với UBND xã Hòa Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột tổ chức Bế giảng Lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê.
Sản phẩm Zèng được dệt nên bằng bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ Tà Ôi. Họ đã thổi hồn vào những nét hoa văn tinh tế trên tấm Zèng bằng những hình ảnh cuộc sống đời thường. Ở đó, nghệ nhân Mai Thị Hợp (65 tuổi, xã Lâm Ðớt, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế), đã đưa Zèng từ thổ cẩm địa phương nâng lên tầm Di sản phi vật thể quốc gia.