Thổ cẩm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Mông suốt bao đời này. Thế nhưng, làm sao để bảo tồn, phát triển và có thu nhập từ nghề dệt thổ cẩm lại là vấn đề làm không ít người phải lúng túng. Tuy nhiên, chị Sùng Thị Lan, xã Tả Van, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nảy sinh ý thành lập hợp tác xã (HTX) vừa giúp lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tạo việc làm cho lao động địa phương.
Với tình yêu văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê, chị H’ler Êban, Phó Ban Dân tộc Hội đồng Nhân dân tỉnh Đăk Lăk, đã tìm tòi đưa họa tiết, hoa văn thổ cẩm Ê-đê lên váy áo hiện đại. Sản phẩm của chị được nhiều người ưa chuộng, góp phần quảng bá trang phục truyền thống vừa bảo tồn văn hóa dân tộc và tạo thêm thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ.
Là cái nôi của nền văn hóa, An Giang hội tụ nhiều dân tộc như Chăm, Khmer, Kinh với đời sống văn hóa phong phú đa dạng, trong đó có nghề dệt thổ cẩm, dệt nên bức trang sinh động nơi biên giới Tây Nam.
Với đồng bào Chăm ở An Giang, thổ cẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa đặc trưng. Thổ cẩm Châu Giang mang nét đặc sắc của văn hóa Chăm với các đường nét lạ, độc đáo. Ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (An Giang) nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm Châu Giang từ lâu đời, với nhiều sản phẩm phong phú.
Xã hội -
Hồng Phúc -
13:22, 14/01/2020 Những ngày cuối năm, làng Teng nhộn nhịp rộn ràng. Những cụ bà, các cô gái trẻ chăm chú, tỉ mẩn bên khung cửi dệt thổ cẩm. Họ vui với sự bận rộn để làm đẹp cho mình và kịp đơn hàng khách đặt dịp Tết.
Một mình sang Lào, Thái Lan để tìm kiếm thị trường và kết nối với các tiểu thương kinh doanh sản phẩm dệt thổ cẩm để đưa dệt thổ cẩm dân tộc Thái xuất ngoại. Đó là câu chuyện đầy quyết tâm của chàng trai dân tộc Thái, Hà Văn Thanh ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong (Nghệ An) trên con đường tìm lại chỗ đứng cho dệt thổ cẩm của quê nhà.
Từ xưa, người phụ nữ Hrê ở Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đều biết dệt thổ cẩm và độ tinh xảo của những sản phẩm làm ra là “tiêu chuẩn” để đánh giá một người phụ nữ đảm đang. Nhờ đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ đã dệt nên những tấm thổ cẩm với sắc màu sặc sỡ, nhiều họa tiết cầu kỳ và gìn giữ nó theo năm tháng.
Thổ cẩm, trang phục là diện mạo của di sản văn hóa tộc người. Dệt vải thổ cẩm là nghề thủ công truyền thống lâu đời và phổ biến của các dân tộc miền núi. Nghề dệt thổ cẩm gắn bó với cuộc sống của đồng bào, là một phần quan trọng của tri thức dân gian, là di sản văn hóa, tài nguyên nhân văn quý giá của các dân tộc thiểu số.
Tối 14/1, tại khu đảo nổi Hồ Gia Nghĩa, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Văn hóa thổ cẩm – tinh hoa hội tụ” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức, đã chính thức khai mạc.
Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa tháng 01 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Lào đến từ bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã giới thiệu những tinh hoa nghề dệt thổ cẩm truyền thống-niềm tự hào của người phụ nữ dân tộc Lào đến với công chúng.
Tỉnh Đăk Nông có khoảng 40 DTTS cùng sinh sống, vì thế thổ cẩm ở Đăk Nông rất đa dạng phong phú về màu sắc, đường nét, đậm đà bản sắc, giàu biểu tượng, biểu đạt các giá trị nhân văn. Tuy trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế phát triển và hội nhập mang tính toàn cầu, văn hóa thổ cẩm vẫn giữ được những nét riêng của mình. Việc tổ chức Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ Nhất năm 2018 tại tỉnh Đăk Nông là hoạt động cần thiết nhằm bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS Việt Nam.
Vừa qua, UBND tỉnh Đăk Nông đã tổ chức họp báo thông tin các hoạt động trong chương trình Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I và Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đăk Nông năm 2018.
Bên cạnh công việc nông nghiệp, chị em trong Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và dịch vụ Hoa Ban Xanh đến từ huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã giữ gìn nghề thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, phát triển kinh doanh trở thành những dự án khởi nghiệp tiêu biểu của địa phương.
Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Lào tại Điện Biên đang dần mai một do ảnh hưởng của quá trình phát triển, hội nhập và những tác động của kinh tế thị trường. Song, tại bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, những người phụ nữ Lào vẫn luôn cần mẫn bên khung dệt mỗi ngày, với mong ước gìn giữ ngọn lửa cho nghề truyền thống của mình.
Chọn sự đa dạng văn hóa vùng đồng bào DTTS làm thế mạnh để khởi nghiệp là sự lựa chọn rất đúng đắn, không những làm giàu cho bản thân, gia đình, quê hương mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sầm Thị Tình, cô gái dân tộc Thái, sinh năm 1986, bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã mang lại nhiều thành công khi cô khởi nghiệp từ nghề dệt thổ cẩm. Cô gái giàu nghị lực đã góp phần đưa nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái bay cao, vươn xa.
Nghệ nhân Cill Mup Ha Bông, người Cil (thuộc dân tộc Cơ-ho) ở thôn Bnơ C, xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng và nhiều nghệ nhân nức tiếng ở Lâm Đồng tâm tình rằng, nghề thổ cẩm trong thời kỳ hội nhập cũng cần có những nét sáng tạo mới để đáp ứng thị hiếu của khách hàng nhưng tuyệt đối không đánh mất nét đặc trưng của sản phẩm.
Trước kia, dệt thổ cẩm hay thêu thùa đều là công việc mà mọi cô gái Thái ở Thanh Hóa cần phải biết khi đến tuổi trưởng thành, bởi đó là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự khéo léo, chăm chỉ của một người con gái.
Sau giờ lên nương rẫy, những đôi tay chai sạn của những người phụ nữ Cơ-tu miền núi Đông Giang (Quảng Nam) lại thoăn thoắt, nhịp nhàng trên khung dệt thổ cẩm, cùng với chính quyền địa phương, họ đang ngày đêm “giữ lửa” nghề truyền thống.
Một thời gian dài, thổ cẩm của làng Plei Thông A, thị trấn Nhơn Hòa (Chư Pưh, Gia Lai) dường như chìm vào quên lãng. Thế nhưng, nhờ những bàn tay tài hoa ngày ngày âm thầm đánh thức khung cửi, nghề dệt truyền thống của người Ba Na trên mảnh đất này đã hồi sinh trở lại.
Gặp nghệ nhân Phù Thị Thiên trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4/2018) tại Hà Nội, chị kể lại “duyên nợ” với nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.