Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sắc màu thổ cẩm dân tộc Thái

Vũ Lợi – Hương Chi - 17:09, 30/11/2020

Trong cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng, thổ cẩm là một nét văn hóa đặc trưng có từ lâu đời. Chứa đựng bên trong những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, đa dạng hoa văn là quá trình chiêm nghiệm, sáng tạo của con người; qua những đôi tay khéo léo, cần cù của người phụ nữ đã tạo ra những sản phẩm tinh hoa mang hồn cốt văn hóa dân tộc.

Người phụ nữ dân tộc Thái cần mẫn thêu hoa văn trên thổ cẩm bên hiên nhà
Người phụ nữ dân tộc Thái cần mẫn thêu hoa văn trên thổ cẩm bên hiên nhà

Tinh hoa dân tộc

Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, sản phẩm thổ cẩm truyền thống được dệt thủ công không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống, trong các nghi lễ dân gian, mà còn mang hồn cốt văn hóa dân tộc. Với gam màu chủ đạo tươi sáng, rực rỡ, đường nét hoa văn đa dạng làm từ nguyên liệu tự nhiên là sợi của quả bông trồng trên nương và tơ tằm do chị em phụ nữ ươm nuôi; thổ cẩm được dùng trong may mặc hàng ngày, tạo nên những bộ trang phục dân tộc giàu bản sắc. Thổ cẩm còn được dùng làm vỏ gối, chăn, đệm và các vật dụng trang trí trong nhà; làm quà tặng trong đám cưới, đám hỏi hoặc sử dụng làm lễ vật cúng thần trong lễ xên bản, xên mường, đồ tùy táng cho người qua đời…

Theo già Lường Thị Âng, bản Noong Chứn, phường Nam Thanh, TP. Ðiện Biên Phủ cho biết: Thổ cẩm của người Thái phong phú về màu sắc, đa dạng về họa tiết, hoa văn. Trên mỗi tấm thổ cẩm luôn có màu xanh của cây cối, màu hồng, trắng, đỏ của hoa rừng, màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi, người phụ nữ lại khéo léo kết hợp các màu sắc với nhau để tạo ra những tấm vải thổ cẩm phù hợp. Nếu là cô gái Thái đang tuổi hẹn hò, yêu đương thì luôn chọn thổ cẩm gam màu sáng, thêu những hoa văn uốn lượn, bay bổng, thơ mộng, cuốn hút. Còn với các thế hệ bà, mẹ lớn tuổi thì lấy gam màu trầm làm chủ đạo, đường nét rắn rỏi và có sự chiêm nghiệm về cuộc sống.

Đặc trưng hoa văn thổ cẩm Thái thường theo mô típ tượng trưng, cách điệu các hình tượng từ thiên nhiên và khắc họa đời sống sinh hoạt. Qua thẩm mỹ và tài nghệ của người phụ nữ, chúng được kết hợp khéo léo, cân đối, toát lên tình cảm, suy nghĩ của con người về cuộc sống xã hội và tự nhiên.

Hoa văn thêu trên sản phẩm thổ cẩm dân tộc Thái
Hoa văn thêu trên sản phẩm thổ cẩm dân tộc Thái

Có tới hơn 30 loại hoa văn, họa tiết được thể hiện sống động trên thổ cẩm Thái và được sử dụng linh hoạt phù hợp với từng loại sản phẩm khác nhau. Ví như hoa văn ở chân váy thêu chủ yếu là chim muông, cỏ cây, hoa, lá… thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Thái khiến cỏ cây, hoa lá, chim muông cũng phải ngắm nhìn và theo bước họ. Trên những chiếc chăn thường thêu hình con thuồng luồng thể hiện tình cảm, ước mơ và lòng vị tha cao cả của người mẹ, người vợ luôn chung thủy, bao dung; với khăn piêu hoa văn trang trí lại là một đồ án phức tạp với màu sắc đa dạng, sinh động và hài hòa…

Những đôi tay giữ nghề

Ðiểm đặc biệt của nghề thêu, dệt vải thổ cẩm truyền thống dân tộc Thái ở Điện Biên là chúng được làm ra từ chính đôi bàn tay của những người phụ nữ đảm đang. Họ chịu thương chịu khó, làm tất cả các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu: Trồng bông, hái dâu nuôi tằm, bật bông, xe sợi, dệt vải, đến lên rừng tìm các lá, cây về nhuộm màu cho vải, nhuộm chỉ và thêu thùa thành sản phẩm.

Xưa kia, nghề này rất thịnh hành tại khắp các bản làng người Thái, khi đến đâu cũng cảm nhận âm điệu nhịp nhàng của tiếng thoi đưa; bắt gặp hình ảnh người phụ nữ chăm chỉ dệt vải bên khung cửi, cần mẫn se kim thêu thùa. Dẫu vậy, ngày nay khi các sản phẩm may mặc công nghiệp được bán nhiều trên thị trường thì nghề dệt, thêu thổ cẩm Thái đã không mấy phát triển nữa, chỉ còn rất ít những người ở một số bản còn duy trì vì lòng đan mê và mong muốn giữ gìn nét văn hóa dân tộc mình.

Nằm ven quốc lộ, bản Mển, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên là số ít bản còn đông chị em phụ nữ vẫn ngày đêm cần mẫn bên khung cửi dệt, thêu những tấm thổ cẩm truyền thống. Với mong muốn gìn giữ và phát triển nghề, các chị em đã liên kết thành lập Hợp tác xã Thêu dệt thổ cẩm dân tộc Thái. Đến nay, sau gần 10 năm thành lập, đi vào hoạt động, Hợp tác xã tựa như “ngôi nhà chung” để chị em cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết làm nghề, hăng say lao động cải thiện kinh tế gia đình.

Những đôi tay khéo léo của chị em phụ nữ dân tộc Thái tạo ra những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, đa dạng hoa văn.
Những đôi tay khéo léo của chị em phụ nữ dân tộc Thái tạo ra những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, đa dạng hoa văn

Bên chiếc giỏ thêu rực rỡ sắc màu, nào là khăn, túi, vỏ đệm ngồi, chị Lò Thị Minh, bản Mển tâm sự: Nghề dệt thổ cẩm gắn bó với phụ nữ Thái từ lâu đời. Khi lên 6 - 7 tuổi, chị em nào trong bản cũng chăm chỉ theo học người lớn các công đoạn thêu thùa, dệt vải. Phải rất kiên trì, thực hiện nhiều công đoạn tỉ mỉ, sáng tạo, chị em mới làm ra được một sản phẩm thổ cẩm đẹp mắt, hoa văn tinh tế.

Nói rồi chị Minh đứng lên mang ra túi thổ cẩm trong tủ cho chúng tôi xem. Rất nhiều mẫu thổ cẩm đẹp và đặc sắc, những mẫu khăn, váy lạ mà tôi chưa thấy bao giờ. Lật dở từng tấm, chị cho tôi biết: Đây là những mẫu khăn làm riêng cho đàn ông, đây là những mẫu khăn làm riêng cho phụ nữ được dệt theo mẫu hoa văn cổ. Chị Minh kể: Mẫu thêu thì có nhiều lắm, mẫu cổ có, hiện đại cũng có. Tuy nhiên mục tiêu của hợp tác xã là vừa bảo tồn và phát triển văn hóa dệt, thêu truyền thống nên chị em hội viên được định hướng làm sản phẩm đa dạng nhưng không quá cầu kỳ để phục vụ nhu cầu của khách hàng ở trong và ngoài nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 6 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 6 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 7 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 7 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 7 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 7 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 7 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.