Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia đình 3 thế hệ giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của người Mạ

Lê Hường - 08:43, 02/12/2022

Hơn 60 năm gắn bó với khung cửi, nghệ nhân H’Bạch (73 tuổi), bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã truyền nghề đệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ con và cháu. Đến nay, nghề dệt không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình bà, gắn kết tình thân. Hiếm có gia đình nào giữ được nghề truyền thống như gia đình nghệ nhân H’Bạch.

Gia đình nghệ nhân H’Bạch 3 thế hệ dệt thổ cẩm
Gia đình nghệ nhân H’Bạch 3 thế hệ dệt thổ cẩm

Bảo tồn giá trị văn hóa

Sinh ra trong cái nôi văn hóa dân tộc Mạ, nghệ nhân H’Bạch đã sớm hòa mình vào dòng chảy văn hóa đặc trưng của đồng bào mình. Bà bảo, “theo phong tục của người Mạ, con gái ai cũng phải biết dệt, nên trước khi lập gia đình cô gái nào cũng được mẹ, bà truyền nghề. Phụ nữ Mạ phải tự biết dệt những sản phẩm thổ cẩm làm lễ vật hỏi chồng. Có gia đình rồi thì dệt chăn, mền cho chồng, cho con đắp, dệt vải may đồ truyền thống cho gia đình”.

Từ khi 10 tuổi, H’Bạch đã được mẹ gửi hàng xóm truyền nghề kéo sợi, lên rừng lấy lá cây, củ nghệ, cây tràm về nấu nhuộm màu chỉ. Mải miết theo “thầy” học nghề, chẳng bao lâu sau cô gái H’Bạch đã có thể dệt, biết nhuộm nhiều màu chỉ để phối hoa văn và dệt những sản phẩm thổ cẩm, may trang phục dùng trong gia đình.

 Cứ như thế, hơn 60 năm qua, nghệ nhân H’Bạch gắn bó với khung cửi, sắc màu thổ cẩm, am hiểu tường tận phong tục, tập quán, văn hóa dân tộc Mạ. Bà là một trong số ít nghệ nhân dệt thổ cẩm lão luyện của tỉnh Đắk Nông.

Cũng chính vì am hiểu phong tục và mong muốn, lưu giữ giá trị truyền thống nên khi con gái của bà mới lớn, bà đã truyền nghề để trước khi lập gia đình. Cô con gái cũng tự làm ra những lễ vật thổ cẩm bắt buộc để hỏi chồng. Nghệ nhân H’Bạch không chỉ truyền cho con nghề truyền thống và truyền cả tình yêu với khung cửi, sợ chỉ, màu sắc hoa văn của đồng mình.

Nghệ nhân H’Bạch là một trong những nghệ nhân lão luyện trong nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Đắk Nông
Nghệ nhân H’Bạch là một trong những nghệ nhân lão luyện trong nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Đắk Nông

Nghệ nhân H’Bạch cho biết: Thổ cẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của đồng bào Mạ. Việc truyền nghề dệt thổ cẩm cũng không đơn giản ngày một ngày hai là biết. Phải kiên trì và có tâm huyết mới cớ thể học nghề và giữ nghề, bởi để dệt được tấm thổ cẩm có thể mất 1 tuần, 1 tháng, thậm chí có những tấm thổ cẩm phải mất cả năm trời mới dệt xong.

 Bù lại, những tấm thổ cẩm được dệt bằng chất liệu tự nhiên, đầu tư nhiều tâm sức, để tạo ra hoa văn độc đáo giá trị của nó, cũng cao gấp nhiều lần những tấm thổ cẩm bình thường. Có những tấm thổ cẩm được định giá bằng cả con trâu đực, nhưng tấm thổ cẩm như thế người Mạ giữ gìn như báu vật.

Nghề giúp phụ nữ có thu nhập ổn

Ở tuổi đã cao, nghệ nhân H' Bạch vẫn miệt mài bên khung cửi, bà vẫn dệt thổ cẩm hằng ngày, vẫn truyền nghề cho con cháu và truyền đi ngọn lửa đam mê thế hệ trẻ bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc Mạ. 

Nối nghiệp mẹ theo nghề dệt thổ cẩm, nghệ nhân trẻ H’Bình (35 tuổi) con gái của nghệ nhân H’Bạch tự hào khoe: Ngày xưa thổ cẩm cũng là thước đo giàu nghèo của các gia đình người Mạ. Nhà giàu họ thường dùng loại vải dệt tự nhiên này để may khố, váy, túi xách, khăn choàng.

 Phụ nữ Mạ muốn lấy được chồng, thì phải tự tay dệt cho nhà chồng vài tấm thổ cẩm vừa để làm lễ vật vừa chứng minh sự khéo léo của người con gái Mạ. Bây giờ, người ta không còn đổi trâu, đổi bò lấy thổ cẩm như xưa, nhưng với đồng bào Mạ, thổ cẩm vẫn mang giá trị lớn trong đời sống của mình.

Nghệ nhân H’Bình truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho con gái Trần H’Nhàn
Nghệ nhân H’Bình truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho con gái Trần H’Nhàn

Xã hội phát triển, nhiều cô gái Mạ không còn ngồi bên khung cửi để dệt nữa, nhưng vẫn có rất nhiều người tìm mua thổ cẩm thủ công, và nhiều nhà thiết kế đưa những hoa văn truyền thống, màu sắc tự nhiên của thổ cẩm vào sản phẩm thời trang, từ đó tạo nên chỗ đứng vững chắc cho thổ cẩm.

Đặc biệt, khi mô hình Du lịch cộng đồng được triển khai tại bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa càng tạo tiền đề, động lực để thổ cẩm truyền thống vươn ra khỏi bon làng. Các đoàn khách đến bon N’Jiêng tham quan, đều chọn mua một vài tấm thể cẩm về làm kỷ niệm. Vì thế, những người dệt thổ cẩm như nghệ nhân H’Bạch có thêm nguồn thu nhập từ nghề truyền thống này.

Nghệ nhân H’Bình chia sẻ: Trung bình mỗi tuần một nghệ nhân có thể dệt được 1 tấm vải bán với giá 1,5-3 triệu đồng. Nhiều tấm thổ cẩm được các nhà thiết kế thời gian đặt hàng, giá trị cao, nghệ nhân dệt thổ cẩm từ đó cũng có nguồn thu nhập ổn. 

"Nhiều năm qua, mỗi khi địa phương có lớp dạy nghề dệt thổ cẩm, tôi đều được mời truyền dạy. Cuối năm 2021, tôi và 6 nghệ nhân khác của tỉnh Đắk Nông được dự Ngày quốc gia Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Đó là niềm tự hào để thổ cẩm của người Mạ đến với cộng đồng quốc tế", bà H'Bình phấn khởi khoe.

Hiểu được ý nghĩa, giá trị của thổ cẩm truyền thống và sống được với nghề, nghệ nhân H’Bình đang tiếp tục truyền dạy cho con gái Trần H’Nhàn (16 tuổi), hiện đang là học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng dệt thổ cẩm. Sau 3 năm học, đến nay H’Nhần đã dệt được hàng chục tấm vải thổ cẩm, có tấm bán được đến vài triệu đồng. Trần H’Nhàn là thế hệ thứ 3 trong gia đình 3 thế hệ giữ nghề dệt thổ cẩm của nghệ nhân H’Bạch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Festival Tôm Cà Mau - Tự hào thương hiệu Việt

Festival Tôm Cà Mau - Tự hào thương hiệu Việt

Tin tức - Như Tâm - Lê Vũ - 21:06, 11/12/2023
Tối 10/12, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khai mạc Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2023. Festival Tôm Cà Mau là sự kiện có quy mô khu vực và lần đầu tiên được tỉnh Cà Mau tổ chức.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thời sự - PV - 21:05, 11/12/2023
Ngày 11/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thân mật tiếp Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet đến chào nhân dịp thăm chính thức Việt Nam.
Hậu Giang: Khai mạc Triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam

Hậu Giang: Khai mạc Triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam

Du lịch - Như Tâm - Lê Vũ - 21:04, 11/12/2023
Sáng 11/12, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc Triển lãm con đường lúa gạo Việt Nam với chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt” và đón nhận 2 kỷ lục Việt Nam: Không gian triển lãm, sắp đặt con đường lúa gạo, chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt” dài nhất - Phá Kỷ lục; Mô hình Bản đồ Việt Nam ghép từ các giống lúa đặc sản của các tỉnh, thành nhiều nhất
Khai mạc Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V

Khai mạc Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 21:01, 11/12/2023
Ngày 11/12, tại Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.
Thanh Hóa: Nâng cao kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Thanh Hóa: Nâng cao kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Ngày 11/12, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc - Học viện Dân tộc khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2023 cho 150 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Sớm hoàn thành việc nâng cấp lối mở A Pa Chải lên cửa khẩu Việt - Trung

Sớm hoàn thành việc nâng cấp lối mở A Pa Chải lên cửa khẩu Việt - Trung

Tin tức - Thanh Nguyên - Biên Cương - 20:49, 11/12/2023
Đoàn đại biểu của Đảng ủy, Chính phủ nhân dân trấn Khúc Thủy, huyện Giang Thành (Trung Quốc) sang thăm, tiến hành hội đàm và giao lưu văn hóa, văn nghệ với Đảng ủy, UBND 2 xã Sín Thầu, Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Tây Ban Nha

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Tây Ban Nha

Thời sự - PV - 20:35, 11/12/2023
Chiều 11/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam Pilar Méndez Jiménez tới chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thời sự - PV - 20:05, 11/12/2023
Chiều 11/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Vương quốc Campuchia do Thủ tướng, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Hun Manet dẫn đầu đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Việt Nam, Campuchia phấn đấu đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương

Việt Nam, Campuchia phấn đấu đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương

Thời sự - PV - 17:10, 11/12/2023
Sáng 11/12, sau lễ đón tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Samdech Thipadei Thủ tướng Hun Manet đang ở thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Tiếp thêm động lực cho người dân thoát nghèo bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Tiếp thêm động lực cho người dân thoát nghèo bền vững

Kinh tế - Việt Hà - 12:17, 11/12/2023
Nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ về vốn phát triển sản xuất, làm nhà ở, giải quyết việc làm... mà công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả tích cực. Từ đó, góp phần cải thiện đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo, kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển.