Chiều 25/1/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ bế mạc lớp tập huấn và ra mắt mô hình Câu lạc bộ Văn hóa truyền thống dân tộc Tày, Nùng, Mường xã Ea Kao, Tp. Buôn Ma Thuột.
Tối 19/1, tại Quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa), UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên - Thanh Hóa tại tỉnh Thanh Hóa năm 2024.
Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản hát Then trong cộng đồng, trong năm học tới, tỉnh Cao Bằng sẽ đưa hát Then vào giảng dạy trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Chiều 12/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin Tp. Buôn Ma Thuột khai mạc lớp tập huấn, truyền dạy kỹ năng xây dựng mô hình Câu lạc bộ văn hóa truyền thống dân tộc Tày, Nùng, Mường tại xã Ea Kao. Tham dự khai mạc có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk; Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân, Nghệ nhân Hoàng Nông Thụ, các nghệ nhân và hội viên Câu lạc bộ văn hoá truyền thống Tày, Nùng, Mường xã Ea Kao.
Vào chủ nhật hàng tuần, hơn 30 học sinh dân tộc Ê Đê trên địa bàn xã Ea Bhôk, huyện Cư Kui, tỉnh Đắk Lắk lại cùng nhau đến không gian trường mẫu giáo buôn Ea Kmar để tham gia lớp học nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa.
Ai có dịp ghé thăm mảnh đất Cao Bằng, về với các huyện vùng cao Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang khi qua đèo Mã Phục quanh co 7 tầng dốc sẽ bắt gặp những cửa hàng kim khí san sát ven đường. Đây chính là xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà nơi có nghề rèn thủ công nổi tiếng “ngàn năm tuổi” của người Nùng.
Như thành thông lệ cứ vào ngày cuối tháng 12 hàng năm, những thanh niên, sinh viên dân tộc Mông tại Hà Nội lại nô nức đi chảy hội “Tết Mông xuống phố”. Đây là sự kiện văn hóa của cộng đồng người Mông đang học tập và sinh sống tại Hà Nội đón Tết xa nhà, đồng thời quảng bá những nét văn hóa đặc trưng của người Mông đến với người dân Thủ đô.
Tối ngày 31/12, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh tới dự và chia vui với Cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc của thị xã.
"Tết Mông xuống phố" là sự kiện văn hóa thường niên từ năm 2016 đến nay, được tổ chức bởi nhóm Sinh viên dân tộc Mông tại Hà Nội. Sự kiện tổ chức nhằm quảng bá về nét văn hóa đặc trưng của người Mông đến với bạn bè các cộng đồng dân tộc khác, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mông nói riêng, cộng đồng các DTTS nói chung. Không chỉ vậy, sự kiện còn tạo nên một sân chơi lành mạnh để các cá nhân, đội nhóm, các cộng đồng được giao lưu và kết nối để học hỏi thêm về văn hóa của dân tộc Mông ở các vùng khác nhau.
Chiều 28/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin Tp. Buôn Ma Thuột và UBND xã Hòa Phú tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Văn hóa dân gian dân tộc Thái và Tổng kết Lớp hướng dẫn truyền dạy văn hóa dân gian dân tộc Thái, xã Hòa Phú.
Cư trú ở huyện vùng cao, biên giới Mường Tè của tỉnh Lai Châu, dù là một trong những dân tộc có số dân ít nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nhưng đồng bào Si La lại có nền văn hóa phong phú, với nhiều phong tục tập quán truyền thống mang đặc trưng riêng. Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng thực hiện chính sách về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn và chính sách đặc thù đối với đồng bào Si La. Theo đó, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Si La tiếp tục được giữ gìn và phát huy; trong đó có phong tục cưới hỏi hiện vẫn đang được lớp trẻ người Si La duy trì thực hiện.
Sáng 22/12, tại Thư viện tỉnh Gia Lai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức buổi ra mắt sách “Sự tích Chư Đang Ya” với sự tham gia của đông đảo độc giả và các em học sinh trên địa bàn tỉnh.
Trong 4 ngày từ 16 - 19/12, đồng bào dân tộc Mông tại xã Cư Knia, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực chợ phiên sắc màu dân tộc Mông lần thứ II, năm 2023. Chợ phiên là nét văn hóa riêng, hoạt động mang đậm bản sắc không gian văn hóa Tây Bắc được lưu giữ, phát huy trên mảnh đất Tây Nguyên.
Chiều 6/12, UBND huyện Lắk (Đắk Lắk) tổ chức Lễ bế giảng lớp Truyền dạy kỹ năng diễn tấu chiêng và múa xoang của dân tộc Mnông tại xã Yang Tao. Lớp học có 32 học viên, là thanh thiếu niên đến từ các buôn trên địa bàn xã Yang Tao và học sinh Trường THCS Chu Văn An.
Đối với người Tày, Nùng, Thái, điệu hát Then là một tài sản vô giá, như một báu vật mà các bậc tiền nhân đã trao truyền lại cho con cháu. Với những giá trị nghệ thuật độc đáo của mình, “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây chính là niềm tự hào, là thương hiệu quốc gia mà cả thế giới dành cho những di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Từ các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương nhằm bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS; đặc biệt là sự tâm huyết của các nghệ nhân ngành văn hóa..., đến nay nhiều thanh thiếu niên TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã cảm nhận và có ý thức học hỏi để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nhiều buôn làng đã xây dựng được đội cồng chiêng, múa xoang ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Thái Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Vài năm trở lại đây, mô hình du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên đã có sức lan tỏa khi ngày càng có nhiều đồng bào DTTS tham gia làm du lịch, tích cực phát triển kinh tế, quảng bá văn hoá địa phương.
Bố Y là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Hiện nay, đồng bào Bố Y sinh sống chủ yếu tại một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Bà con hiện còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, ấn tượng nhất là trang phục truyền thống của người Bố Y.
Nằm cách cột cờ Lũng Cú 1 km, bản Lô Lô Chải, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ẩn mình giữa núi rừng cao nguyên trùng điệp. Đây là nơi sinh sống của phần lớn đồng bào người Lô Lô, một trong những dân tộc rất ít người tại nước ta. Nhờ tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế cảnh quan, cùng bản sắc văn hóa độc đáo, bà con nơi đây đã vừa làm du lịch, vừa gìn giữ hiệu quả bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
Với lợi thế về phong cảnh miền núi nên thơ, hoang sơ cùng nhiều nét văn hóa truyền thống đa dạng, giàu bản sắc, thời gian qua, Quảng Ninh đã chú trọng dành nhiều nguồn lực từ các chương trình, đề án để thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn gắn với phát triển du lịch mang lại nhiều hiệu quả, dấu ấn riêng.