Ninh Thuận là địa phương có cộng đồng người Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước với 3 nhóm tôn giáo chính gồm: Đạo Bàlamôn (trên 50.000 người) Hồi giáo Bàni (trên 30.000 người và Hồi giáo Islam (trên 3.000 người). Đối với đồng bào Chăm theo đạo Đạo Bàlamôn có Tết Ka tê là tết cổ truyền thì cộng đồng người Chăm Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam có Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng Chay - niệm) là tết cổ truyền mang đậm sắc thái riêng.
Những năm qua, tỉnh Bình Định rất quan tâm đến phát triển du lịch ở các huyện miền núi. Đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS, biến chúng trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng và có sức hút đối với du khách.
Làng mộc Kim Bồng với những ngôi nhà rường, nhà cổ từ xa xưa, nổi tiếng như một biểu tượng văn hóa của phố cổ Hội An. Cùng với thời gian, những người con xã Cẩm Kim không chỉ làm dày thêm giá trị di sản mà còn đưa di sản quê hương song hành cùng xu hướng phát triển xanh của thời đại.
Sinh ra và lớn lên trong cái nôi của văn hóa dân tộc, các bạn trẻ nhóm Hmong Culture đã thể hiện tình yêu văn hóa dân tộc bằng nhiều hành động, với mong muốn nét đẹp bản sắc văn hoá dân tộc mình luôn được giữ gìn và phát huy.
Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc M'nông ở Việt Nam có số dân hơn 67.300 người, đứng thứ 19 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Đồng bào M'nông cư trú tại nhiều ở các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng. Riêng ở tỉnh Đắk Nông, có hơn 40.000 người M'nông, chiếm khoảng 50% tổng số người M'nông ở Việt Nam. Đồng bào M'nông có kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, giàu bản sắc, trong đó, Lễ hội Tâm N’Găp Bon là một trong những nghi lễ tiêu biểu với ý nghĩa gắn kết, sum họp cộng đồng.
Làm gốm là một trong những nghề truyền thống của người Gia Rai mà lâu nay ít người nhắc đến. Trải qua những thăng trầm, người Gia Rai vẫn giữ gìn nét độc đáo của nghề gốm và được trao truyền qua bao thế hệ.
Chiềng Yên là một xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La có 5 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái, Mường, Dao, Mông. Xã được bao quanh bởi một khu rừng già, nằm dọc theo ranh giới giữa huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Nhà cộng đồng Chiềng Yên là công trình độc đáo, nhằm mục đích thúc đẩy du lịch trong khu vực.
Triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt và thống nhất triển khai thực hiện Dự án bảo tồn làng, bản truyền thống tiêu biểu của các DTTS. Làng truyền thống dân tộc Cơ Ho tại thôn Đưng K’si, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương là một trong những công trình tiêu biểu của Dự án.
Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La (Việt Nam) - Hủa Phăn (Lào) năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 21 đến 23/3, tại tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, với nhiều hoạt động du lịch, văn hóa đặc sắc.
Là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, với nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc, những năm qua, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã quan tâm và có nhiều chính sách phù hợp nhằm gạn đục, khơi trong mạch nguồn văn hóa dân tộc.
Sáng 16/3, rất đông người dân đã tới Festival Phở 2024 xếp hàng để thưởng thức những bát phở thơm ngon, tới từ mọi miền Tổ quốc. Người dân sẽ được tìm hiểu, chiêm ngưỡng các loại phở Việt Nam tại thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định).
Đội ngũ nhiếp ảnh chuyên nghiệp bao gồm những người ham mê sáng tác ảnh và các nghệ sĩ làm công tác thẩm định ảnh cần trang bị cho mình kiến thức tổng hợp trong đời sống thường nhật. Có kiến thức chưa đủ, mỗi người cầm máy và thẩm định ảnh chân chính cần thể hiện trách nhiệm của mình với nghề nghiệp, với cộng đồng.
Năm 2024, là năm đầu tiên áp dụng “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”; đồng thời, luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cũng đã bổ sung các hành vi bị cấm trong các hoạt động tổ chức lễ hội. Đây được kỳ vọng là những chế tài đủ mạnh để không làm biến tướng các phong tục, tập quán của cộng đồng, nhất là đối với các cộng đồng DTTS.
Dày công sưu tầm, nghiên cứu, họa sĩ Nohochi đã phóng tác những bức ảnh về con người, vùng đất Buôn Ma Thuột xưa lên gỗ cà phê. Điều đó không chỉ tạo ra sự mới lạ, độc đáo trong nghệ thuật, mà còn thể hiện tình yêu của người họa sĩ đối với con người ở xứ sở cà phê, cao nguyên huyền thoại.
Trong 2 ngày (10 và 11/3), tại xã Quảng Đức, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Sóng Mun” cầu bình an - cầu may mắn của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y. Lễ hội thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia.
Nhằm quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc cũng như giới thiệu sản phẩm Lê VH6 trên địa bàn; vừa qua, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Chương trình trải nghiệm mùa hoa Lê năm 2024.
Ngày 9/3, UBND Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Liên hoan Nghệ thuật hát Then - Đàn tính Tp. Buôn Ma Thuột mở rộng lần thứ II, năm 2024. Hơn 200 nghệ nhân, diễn viên dân tộc Tày, Nùng đến từ nhiều địa phương trên khu vực Tây Nguyên tham gia.
Trong khuôn khổ Lễ hội Hảng Pồ Xuân Giáp Thìn 2024, ngày 8/3, tại xã Ea Siên, UBND thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo chuyên đề “Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị Lễ hội Hảng Pồ, thị xã Buôn Hồ”. Tham dự có Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại; Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Linh Nga Niê Kdăm; Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân.
Mới đây, Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Sa Pa và xã Tả Phìn đã triển khai dự án “Cung đường di sản văn hóa Dao”. Theo đó, bước đầu đưa 16 hộ dân người Dao đỏ tham gia dự án. Hiện tại, dự án đã được khởi động và thí điểm thực hiện tại 5 hộ gia đình.
Tại biệt thự cổ số 34 phố Châu Long (Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) vừa diễn ra sự kiện Triển lãm nhạc cụ - Workshop âm nhạc dân tộc Mông trong thế giới đương đại, do nhóm Hmong Culture tổ chức.