Dày công sưu tầm, nghiên cứu, họa sĩ Nohochi đã phóng tác những bức ảnh về con người, vùng đất Buôn Ma Thuột xưa lên gỗ cà phê. Điều đó không chỉ tạo ra sự mới lạ, độc đáo trong nghệ thuật, mà còn thể hiện tình yêu của người họa sĩ đối với con người ở xứ sở cà phê, cao nguyên huyền thoại.
Trong 2 ngày (10 và 11/3), tại xã Quảng Đức, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Sóng Mun” cầu bình an - cầu may mắn của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y. Lễ hội thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia.
Nhằm quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc cũng như giới thiệu sản phẩm Lê VH6 trên địa bàn; vừa qua, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Chương trình trải nghiệm mùa hoa Lê năm 2024.
Ngày 9/3, UBND Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Liên hoan Nghệ thuật hát Then - Đàn tính Tp. Buôn Ma Thuột mở rộng lần thứ II, năm 2024. Hơn 200 nghệ nhân, diễn viên dân tộc Tày, Nùng đến từ nhiều địa phương trên khu vực Tây Nguyên tham gia.
Trong khuôn khổ Lễ hội Hảng Pồ Xuân Giáp Thìn 2024, ngày 8/3, tại xã Ea Siên, UBND thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo chuyên đề “Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị Lễ hội Hảng Pồ, thị xã Buôn Hồ”. Tham dự có Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại; Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Linh Nga Niê Kdăm; Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân.
Mới đây, Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Sa Pa và xã Tả Phìn đã triển khai dự án “Cung đường di sản văn hóa Dao”. Theo đó, bước đầu đưa 16 hộ dân người Dao đỏ tham gia dự án. Hiện tại, dự án đã được khởi động và thí điểm thực hiện tại 5 hộ gia đình.
Tại biệt thự cổ số 34 phố Châu Long (Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) vừa diễn ra sự kiện Triển lãm nhạc cụ - Workshop âm nhạc dân tộc Mông trong thế giới đương đại, do nhóm Hmong Culture tổ chức.
Với người Dao đỏ ở bản Noọng Cuồng, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tuyên Quang mùa Xuân là mùa của vạn vật sinh sôi, nảy nở, lúc thời tiết đẹp và tươi sáng nhất để bắt đầu những điều mới mẻ, kết những duyên lành. Và giờ đẹp, ngày tốt đã đến! Chú rể người Dao Lý Tài Hiểu đón cô dâu người Tày Ma Thanh Mai về chung một nhà với biết bao yêu thương! Đám cưới của đôi uyên ương này thật đặc biệt bởi có sự giao thoa văn hoá giữa 2 dân tộc.
Rija Nagar là lễ hội quan trọng đầu năm của người Chăm Bà-la-môn, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội đánh dấu khởi đầu cho chuỗi lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm. Lễ hội Rija Nagar là nét đẹp văn hóa độc đáo của người Chăm, thể hiện niềm tin vào thế giới tâm linh và mong ước về một cuộc sống sung túc, an khang.
Được phục dựng từ năm 2006, Lễ hội truyền thống đình Lục Nà, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc của Nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu. Đến nay, Lễ hội đã trở thành điểm hẹn văn hóa đầu Xuân với nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn...
Ngày nay, trang phục dân tộc Việt Nam đã dần trở nên gần gũi với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh, sinh viên mặc những bộ áo dài, áo giao lĩnh, áo nhật bình, áo tấc, đi dạo trên đường phố, hay chụp hình trong những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, người trẻ không chỉ tự hào khoác lên mình những bộ cổ phục của dân tộc, mà còn có niềm đam mê mạnh mẽ, dành hết tâm huyết để phục dựng lại những bộ trang phục đã có tuổi đời hàng trăm năm đó.
Không điện, không sóng điện thoại, không internet...Hang Táu, Mộc Châu, tỉnh Sơn La được những người yêu thích du lịch gọi là “làng nguyên thủy”. Ngôi làng đậm vẻ hoang sơ, mộc mạc bình yên giữa núi rừng Tây Bắc.
Với mục đích bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn, Lễ hội Gầu Tào với chủ đề: “Sắc xuân biên giới” đã diễn ra tại xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào trung tuần tháng 2 vừa qua. Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân trong và ngoài xã.
Ngày 24/2 vừa qua, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Chợ Phiên @ BMT. Đây là hoạt động văn hóa được tổ chức thường niên vào dịp Rằm tháng Giêng.
Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn, giới mộ điệu và công chúng yêu hội họa không khỏi thích thú khi được chiêm ngưỡng bức tiểu họa “Long vân khế hội” trên mặt số đồng hồ. Tác giả của tác phẩm nghệ thuật độc đáo này, không ai khác đó chính là Vũ Thùy Dương - Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên có thể đưa yếu tố mỹ thuật vào trong những chiếc đồng hồ cao cấp.
Sáng 16/2/2024 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch), tại thôn Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra Lễ hội Đền thờ Đô đốc Đài lương Quận công Lê Phúc Hoạch năm 2024.
Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nằm trên một đỉnh núi với khoảng 5.000 nhân khẩu, trong đó 98% là người dân tộc Mông. Từ lâu, Suối Giàng đã nổi tiếng với quần thể cây trà Shan tuyết cổ thụ, bên cạnh đó là câu chuyện về một "đỉnh núi hạnh phúc".
Tôi mê hoạ sĩ Nguyễn Hoàng Anh từ lâu, bởi cách anh dãi bày những xúc cảm của mình về cuộc sống và con người vùng cao qua cây cọ vẽ. Chuyện trò cùng anh nhiều lần nhưng quả thực tôi đã giật mình lúc nhận ra Nguyễn Hoàng Anh cũng là một nhà thiết kế và may vá có hạng… khi anh liên tục trình làng những tác phẩm búp bê trong trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Thú vị ở chỗ, dù đã ngắm đi, ngắm lại những tác phẩm độc đáo ấy mà tôi vẫn thấy cuốn hút và mới mẻ đến lạ thường!
Ngày 4/2, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố tổ chức chương trình Khai mạc các hoạt động trình diễn và diễn tấu Cồng chiêng chào xuân Giáp Thìn 2024 tại Quảng Trường 10/3.
Làng du lịch cộng đồng Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa cách trung tâm thành phố Kon Tum (Kon Tum) khoảng 6km, nằm sát bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng, với hơn 190 hộ dân tộc Ba Na sinh sống. Những ngày này, bà con làng Kon Jơ Dri tạm gác lại công việc nương rẫy, chung sức, đồng lòng ''tân trang" lại nhà Rông truyền thống của làng để đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.