Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ đạo lý và giá trị con người qua luật tục

Thảo Linh – Đặng Trọng Hộ - 08:23, 27/10/2024

Quan hệ hôn nhân và gia đình là những mối quan hệ quan trọng, tạo nên sắc diện văn hoá của các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng. Thông qua các giá trị văn hóa truyền thống như luật tục, nhằm nhắc nhở, điều chỉnh, chi phối, góp phần xây dựng đời sống hôn nhân và gia đình lành mạnh, bền vững, tạo nên một cuộc sống hài hoà, thuần hậu trong cộng đồng các buôn làng ở Tây Nguyên.

Luật tục của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên giới hạn hành vi ứng xử của mỗi cá nhân và cả cộng đồng sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. (Trong ảnh: Lễ cúng Mừng lúa mới của người Chu Ru (Lâm Đồng)
Luật tục của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên giới hạn hành vi ứng xử của mỗi cá nhân và cả cộng đồng sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. (Trong ảnh: Lễ cúng Mừng lúa mới của người Chu Ru (Lâm Đồng))

Bất kỳ một dân tộc nào cũng tồn tại và phát triển trên cái nền văn hoá của dân tộc mình, bởi văn hoá có chức năng điều chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực để tạo động lực cho sự phát triển. Luật tục các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Lâm Đồng, là một phần của văn hoá bản địa. Nó có vai trò điều hoà các quan hệ xã hội để xây dựng đời sống văn hoá khoan hoà, tốt đẹp “Đường tốt thần về. Nước sạch cá bơi. Nỏ tốt bắn sóc. Ngực trắng gái thích” (Luật tục Mạ).

Hôn nhân các dân tộc gốc Tây Nguyên ở Lâm Đồng được thực hiện theo chế độ mẫu hệ và cơ bản là bền vững. Luật tục chế định để thực hiện chữ tín trong hôn ước, là biểu hiện của niềm tin hồn nhiên bao trùm trong lối sống của đồng bào. Trai gái đã hứa hôn có nghĩa là mọi việc đã được định đoạt, khó có thể thay đổi: “Nhẫn đã đeo, dây cườm đã quàng, rượu cần đã đổ bã, gà đã thịt xong” (Luật tục Chu Ru). Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có người “chiều tối hứa hôn, gà gáy từ hôn”. Đặc biệt là chàng trai khi đã hứa hôn và đã ăn ở với cô gái mà từ hôn sẽ bị phạt nặng: “Nói phải giữ lời. Dao đã tra vào chuôi. Mày đã hái quả sim…” (Luật tục Cơ Ho)

Trao đổi thêm về vấn đề này, bà Ma Lim, dân tộc Chu Ru, có thâm niên trên 20 năm làm công tác Phụ nữ ở xã Tà Hine, huyện Đức Trọng nói rõ: “Hiện nay, những hình phạt cho trường hợp từ hôn này hầu như rất ít tồn tại, nhưng vai trò điều chỉnh của luật tục vẫn có hiệu lực, bởi sự áp lực của dư luận. Thực ra, đồng bào bảo vệ chữ tín trong hôn ước xét đến cùng là bảo vệ đạo lý và giá trị của con người. Tính tích cực của luật tục chính là ở chỗ đó”.

 Luật tục của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên giới hạn hành vi ứng xử của mỗi cá nhân và cả cộng đồng sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Mạ sinh hoạt văn hóa bên nhà dài).
Luật tục của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên giới hạn hành vi ứng xử của mỗi cá nhân và cả cộng đồng sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Mạ sinh hoạt văn hóa bên nhà dài).

Bên cạnh đó, luật tục của đồng bào Tây Nguyên cấm kị tuyệt đối việc kết hôn với người cùng huyết thống. Nếu ai phạm vào điều này thì bị coi là loạn luân. Khi đó coi như đã có điềm dữ xảy ra, thần linh bỏ đi, sét đánh, trời trừng phạt bằng cách gây hạn hán, đất lở, đá lăn. Ngày nay, quan hệ hôn nhân của đồng bào đã có nhiều biến đổi do sự tác động của những yếu tố mới. Tuy nhiên, những mặt tích cực được thể hiện trong luật tục ở lĩnh vực này cần được phát huy một cách linh hoạt trong điều kiện từng thôn buôn với sự chi phối của xã hội hiện đại.

Quan hệ gia đình là một trong những mối quan hệ quan trọng để tạo nên sắc diện văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên ở Lâm Đồng. Mối quan hệ này chứa đựng nhiều giá trị, góp phần tạo nên một cuộc sống hài hoà, thuần hậu trong cộng đồng buôn làng. Qua đó, luật tục điều chỉnh mối quan hệ của mọi thành viên trong gia đình. Ở đó, mọi người yêu thương đùm bọc với nhau và sống có tôn ti, nề nếp. Tất nhiên tình cảm này phải được biểu hiện thành những hành động cụ thể. Đồng bào đã quan niệm: “Thương vợ, thương con, thương cho tỏ. Thương anh, thương em, thương cho thật. Thương con, thương dâu, bồng bế ngay đùi. Thương con, thương cháu, cho bú sữa mẹ. Yêu thương thân ái, đi đến cội nguồn” (Luật tục Mạ)

Luật tục chi phối rõ nét trong đời sống hôn nhân, mang lại cuộc sống gia đình êm ấm, bền vững cho đồng bào các dân tộc gốc Tây Nguyên.
Luật tục chi phối rõ nét trong đời sống hôn nhân, mang lại cuộc sống gia đình êm ấm, bền vững cho đồng bào các dân tộc gốc Tây Nguyên. (Ảnh minh họa)

Qua đó, mọi người sống có trên có dưới khi họ răn dạy con cái “bắp chân không to hơn bắp đùi, giọt sương không to hơn giọt mưa… con người mình có lớn có nhỏ” (Luật tục Chu Ru). Điều này chứng tỏ luật tục của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên vừa khoan hoà, nhân ái, vừa nghiêm khắc trong việc điều chỉnh quan hệ gia đình. Luật tục đã điều hoà quan hệ vợ chồng để gia đình của họ trong ấm, ngoài êm. Trước hết, vợ chồng phải thuỷ chung yêu thương nhau, tạo không khí hoà thuận, hạnh phúc. Nhiều bài luật tục khác có tác dụng “giảm nhiệt”, gắn kết tình cảm vợ chồng khi giải thích chuyện vợ chồng đánh, chửi nhau chẳng qua là nồi và đũa cả va chạm nhau, con nai ngứa sừng húc nhau.

Tiếp theo là những trường hợp tự ý bỏ vợ khi đã có con, là tội xâm phạm đạo đức gia đình và phá vỡ thuần phong mĩ tục của đồng bào. Thông thường, tội này vừa bị lên án gay gắt, vừa bị chế tài tương đối nặng (có nơi người chồng phải đền cho vợ 2 con trâu, 1 con vịt, 1 tấm ồi, 1 ché rượu cần, 1 con dao, 1 cái tô, 1 cái nồi, 1 cái giỏ đựng gạo, 1 túi gạo, 1 túi muối cho con). 

Tuy nhiên, vấn đề ly hôn hiện nay chủ yếu được xử theo Luật Hôn nhân và Gia đình nên hình phạt theo luật tục không còn tồn tại. Mặc dù vậy, vai trò điều chỉnh của nó trong vấn đề này vẫn sâu đậm bởi sức mạnh của dư luận và sự day dứt về mặt đạo đức theo truyền thống hôn nhân và gia đình của ông bà xưa.

Hơn nữa, luật tục đã điều chỉnh quan hệ giữa bố mẹ với con cái. Ở đây, cho thấy một vấn đề đặc biệt nổi trội là có rất nhiều bài luật tục đề cập đến vấn đề bố mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái khôn lớn, trưởng thành. Bởi đồng bào quan niệm: “Có dạy mới biết. Có dạy mới khôn khéo. Có uốn nắm mới nên” (Luật tục Cơ Ho).

Nhiều bài luật tục khác lại quy định con cái phải có bổn phận nghe lời dạy bảo của bố mẹ, anh em, chú bác và ông cậu. Chính vì vậy, gia đình của họ thực sự trở thành tổ ấm, thực sự trở thành cái nôi nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp. Tuy nhiên, luật tục cũng quyết liệt kết tội những đứa con hư hỏng dám đánh bố mẹ theo cái cách rất cấm kị trong truyền thống văn hoá của đồng bào là “quật bằng chân gùi, quật bằng thanh củi, quất bằng cọng lúa”. 

Rõ ràng, những đứa con như vậy đã chà đạp lên cả đạo đức, đạo lý và nền tảng gia đình của cộng đồng thôn buôn. Việc lên án này chính là áp lực của dư luận xã hội. Nó có chức năng giáo dục và tự giáo dục đối với những trường hợp băng hoại đạo đức.

Theo già làng K’Diệp (người ngồi giữa) luật tục như ngọn lửa sưởi ấm và nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình, dòng tộc các DTTS Tây Nguyên.
Theo già làng K’Diệp (người ngồi giữa) luật tục như ngọn lửa sưởi ấm và nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình, dòng tộc các DTTS Tây Nguyên.

Già làng K’Diệp, dân tộc Mạ ở xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm cho biết thêm: “Để gia đình, dòng tộc ấm êm, tốt đẹp thì vị thế của ông cậu (kồnh, mia) đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó trách nhiệm của hai ông cậu có vai trò lớn: Kồnh dờng (anh mẹ) và kồnh pàng (trưởng tộc). Dù đi lấy vợ xa đến đâu hoặc khó khăn đến mấy, nhưng khi bên gia đình hoặc dòng họ mình có việc cần giải quyết là hai ông cậu này phải có mặt. 

Tiếng nói của họ có vị thế đặc biệt đối với con cháu. Chính vì vậy, ông cậu vừa có vai trò giáo dục vừa có vai trò hoà giải trong phạm vi gia đình và dòng tộc. Xã hội hiện đại có tiến bộ đến đâu thì vị trí của ông cậu trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên vẫn không thay đổi”.

Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình có hoà thuận, no ấm thì xã hội mới khoan hoà và bình ổn. Luật tục các dân tộc gốc Tây Nguyên đã rất chú trọng bảo vệ nền tảng văn hoá đó. Điều quan trọng, khi xây dựng gia đình và thôn văn hoá là phải thấy được và khơi dậy được những giá trị tiềm năng đó. 

Đồng thời, phải mở rộng phạm vi giáo dục con cái, bên cạnh việc giáo huấn về luân lý, cần chú trọng vấn đề khuyến khích học hành, mở mang tri thức bằng việc giao lưu học hỏi. Chỉ có như vậy mới có thể phát huy những mặt tích cực của luật tục trong việc xây dựng gia đình, thôn văn hoá nói riêng và đời sống văn hoá nói chung trên địa bàn cư trú của các dân tộc Tây Nguyên hiện nay.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Thời sự - PV - 23:10, 23/11/2024
Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Kinh tế - Vũ Mừng - 17:22, 23/11/2024
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Chính sách dân tộc - Sơn Lâm - 17:00, 23/11/2024
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Bằng nguồn vốn vận động, huy động, đóng góp của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, từ đầu năm đến nay, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 16:06, 23/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15:45, 23/11/2024
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

Tin tức - An Yên - 15:20, 23/11/2024
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, có đại diện Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 14:16, 23/11/2024
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 13:46, 23/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 09:40, 23/11/2024
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 09:38, 23/11/2024
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.