Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

“Quyền lực mềm” giữa miền đại thụ

Tiêu Dao - 08:31, 05/05/2023

Nơi đại ngàn Tây Nguyên, mỗi già làng như những cây đại thụ lừng lững giữa buôn làng, nơi mà cả cộng đồng tôn sùng họ bằng những đức hạnh và cả sự đóng góp cho cộng đồng suốt một đời người. Giữa những luật tục và sự trọng vọng, họ có một "quyền lực mềm" để hướng cả cộng đồng tin theo.

Già làng U Uế (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tạc tượng gỗ.
Già làng U Uế (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tạc tượng gỗ

Ảnh hưởng từ uy tín và trí tuệ

Người ta biết đến Tây Nguyên qua những áng văn thơ, những kiêu hùng chinh chiêng tấu lên mỗi mùa lễ hội… và cả những vị già làng được cộng đồng suy tôn, trọng vọng. Nhiều người có lẽ khi đọc “Đất nước đứng lên” hay “Rừng xà nu” của Nguyên Ngọc chắc hẳn đều thấy lừng lững trong đó hình ảnh của những vị già làng. Trên miền cao nguyên đầy nắng gió, những vị già làng đã trở thành những cây đại thụ của nhiều bon, buôn để hướng mọi người tin theo. Những vị già làng giống như chiêng cái “cầm” nhịp cho cả dàn, giữ cho giai điệu luôn giàu sinh lực.

Trong căn nhà rông làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, chuyện Chư Păh, Gia Lai), già Xôn với vai trò, ảnh hưởng của mình chính là “tổng công trình sư” cho cộng đồng làng. Với già Xôn, từng góc cột góc kèo, từng nan mây, từng hoa văn của nhà rông hay những câu khan, những luật tục hay thời khắc xuống giống cho vụ mùa đã hằn in trong trí nhớ rất siêu phàm. Như thể, từ trong ấy cuồn cuộn tuôn ra tri thức, ra chất xám, ra văn hóa, ra kinh nghiệm, ra từng trải... để dẫn dắt buôn làng tồn tại và phát triển.

Cũng như già Xôn, già A Banh (73 tuổi, già làng Ba Na ở làng Kon K’tu, Kon Tum) cũng là trung tâm đoàn kết, là kho báu kinh nghiệm sản xuất và kinh nghiệm ứng xử. Và già A Banh chính là pho tư liệu luật tục ngàn đời truyền lại. Là cuốn từ điển bách khoa, giúp cho con cháu, đồng bào các dân tộc xã nhà biết điều hay lẽ phải, biết cái đúng, cái sai, biết pháp luật Nhà nước bảo vệ động vật quý hiếm để ứng xử trong các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với vật nuôi và thiên nhiên...

Cứ như vậy, qua thời gian, các già làng luôn luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc của mỗi cộng đồng người Gia Rai hay Ba Na, Ê Đê hay Mnông nơi đại ngàn hùng vĩ…

Nữ già làng Ksor H’Lâm gần một phần tư thế kỷ qua đã giúp dân làng vượt qua biết bao khó khăn và ổn định cuộc sống.
Nữ già làng Ksor H’Lâm gần một phần tư thế kỷ qua đã giúp dân làng vượt qua biết bao khó khăn và ổn định cuộc sống

Già làng không chỉ là nam giới

Có một điều, nhiều người vẫn đinh ninh rằng trên miền cao nguyên trung phần này rằng, hàng ngàn đời nay vẫn có một điều như mặc định, đó là già làng luôn luôn là nam giới. Những luật tục quy định nhà rông của làng chỉ đàn ông được lên để xử lý việc làng, nhiều việc khác nữa như dời làng, xử phạt vạ, như làm nhà rông, cúng tế thần linh… đều là việc của đàn ông.

Thế nhưng, vẫn có những điều bất ngờ. Như việc một ngôi làng người Gia Rai ở làng Krông (xã biên giới Ia Mơ, Chư Prông, Gia Lai) có một già làng là nữ. Đó là nữ già làng Ksor H’Lâm - nữ già làng đầu tiên ở Tây nguyên (được cộng đồng suy tôn từ năm 1995) và vẫn còn là già làng cho đến tận bây giờ. Già làng Ksor H’Lâm rất uy tín, dân có gì đều hỏi già, các đơn vị quân đội, Biên phòng đóng trên địa bàn đều dựa vào già để thực hiện công tác dân vận…

Dưới thời mưa bom, bão đạn của chiến tranh chống Mỹ, già làng Ksor H’Lâm là một chiến sĩ gan dạ. Thời bình, với vai trò già làng, già đã giúp đồng bào mình phát triển kinh tế, xóa bỏ những hủ tục. Đã gần 80 tuổi, già làng Ksor H’Lâm đã làm già làng gần một phần tư thế kỷ. Già cũng nhiều lần là điển hình tiên tiến được gặp mặt Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. Như những cây đại thụ giữa đại ngàn Tây Nguyên, già làng Ksor H’Lâm lấy việc giúp dân là niềm hạnh phúc. Già trở thành tấm gương sáng để đồng bào Gia Rai noi theo, bảo vệ vững chắc mảnh đất biên cương của Tổ quốc.

Cùng với già làng Ksor H’Lâm, cho đến hiện tại vẫn có những nữ già làng được cộng đồng suy tôn làm “thủ lĩnh tinh thần”, phá vỡ mọi truyền thống từ trước đến nay của buôn làng. Như việc dân làng King Pênh (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã suy tôn nữ già làng Rmah H’Yơm vậy.

Thế hệ trẻ người Gia Rai ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai được tiếp cận văn hóa truyền thống từ khi còn nhỏ.
Thế hệ trẻ người Gia Rai ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai được tiếp cận văn hóa truyền thống từ khi còn nhỏ

Với uy tín và trách nhiệm của mình, nhiều năm qua, già làng Rmah H’Yơm đã tận tình tuyên truyền vận động người dân từ chuyện định canh, định cư, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, đến bày cho bà con cách làm ăn, đưa mô hình nuôi bò sinh sản cao về để tăng thêm thu nhập cho dân. Nhờ đó, đời sống của người dân khá lên trông thấy, hủ tục đã được xóa bỏ. Già Rmah H’Yơm còn dẫn dắt cả cộng đồng người Gia Rai, Ba Na bước qua “lời nguyền”, bỏ đi luật tục chôn chung, một hủ tục từng tồn tại, đeo bám truyền đời với nhiều đau thương, tang tóc…

Chẳng ai biết những khó khăn mà những nữ già làng đã phải trải qua, bởi họ cũng ít bộc bạch về khốn khó của mình. Từng người, từng người cứ âm thầm và cần mẫn để giúp đồng bào mình. Trong xanh thẳm những vạt rừng trên miền Bazan này, men theo lớp khói lam bốc lên từ những ngôi nhà truyền thống đang ngày một no ấm hơn là ánh mắt của những vị già làng.

Nói như già Xôn ở làng cổ Kon Sơ Lăl, thì nếu người già không giữ văn hóa và truyền cho lũ trẻ, để sau này lũ trẻ lớn lên lại truyền cho lớp sau nữa, thì người Gia Rai hay Ê Đê, người Ba Na hay Mnông liệu còn gì nữa cho mai này. Những người như già Xôn, già Rmah H’Yơm, Rơ Châm Phyah hay già Ksor H’Lâm vẫn miệt mài và thủy chung như thế giúp cho đồng bào mình ngày một tiến lên, như cái cách mà người làng yêu cái cây rừng, yêu cái suối, yêu tiếng ching chiêng hay lửa củi đêm khan vọng về từ xưa cũ bao đời...

Những vị già làng ấy, dù là nam hay nữ cũng đều tựa như những bóng kơ nia cổ thụ trên mảnh đất núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ này, để chắn nắng che mưa cho bà con buôn làng. Những già làng không chỉ cùng các cấp chính quyền, các lực lượng bảo vệ dân làng mình trước những dịch bệnh, thiên tai, từ bỏ những tập tục lạc hậu, mà còn hướng mọi người đến cuộc sống hiện tại tốt đẹp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Tin nổi bật trang chủ
Tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013: Không chỉ là nghĩa vụ mà là quyền lợi sát sườn của mỗi công dân.

Tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013: Không chỉ là nghĩa vụ mà là quyền lợi sát sườn của mỗi công dân.

Từ ngày 6/5 đến 5/6/2025, Quốc hội tiến hành tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, các cấp, các ngành đối với dự thảo nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Việc tham gia góp ýsửa đổi Hiến pháp không chỉ là nghĩa vụ mà là quyền lợi sát sườn của mỗi công dân.
Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của Hoa hậu Thùy Tiên

Giải trí - ANh Trúc - 3 giờ trước
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 với Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang họp bàn thống nhất Đề án hợp nhất 3 đơn vị

Tin tức - N.Tâm - 4 giờ trước
Sáng 23/5, tại TP. Cần Thơ, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang đã có buổi làm việc nhằm thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất 3 đơn vị. Tham dự buổi làm việc có: Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Cần Thơ; ông Lâm Hoàng Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng; ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang. Cùng dự Hội nghị còn có lãnh đạo văn phòng, chuyên viên thuộc 3 đơn vị.
Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Gia Lai tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quy tập từ Campuchia

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Sáng 23/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng 23 Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2024 - 2025.
Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái xá lợi Phật được miễn phí cáp treo

Du khách đến Ngọa Vân Yên Tử chiêm bái xá lợi Phật được miễn phí cáp treo

Tin tức - Anh Trúc - 4 giờ trước
Du khách chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở Cung Trúc Lâm Yên Tử sẽ được tặng vé cáp treo tại khu di tích Ngọa Vân Yên Tử.
Quảng Ninh họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Quảng Ninh họp báo thông tin về Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Sáng 23/5, tại Tp. Uông Bí (Quảng Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
Huyền bí động Ngườm Ngao

Huyền bí động Ngườm Ngao

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Huyền bí động Ngườm Ngao. Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Guồng nước - Nét văn hóa miền Tây xứ Thanh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Lào Cai, nhiều chỉ số đạt mục tiêu đề ra

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Ngày 23/5, tại thị trấn Bắc Hà, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719); đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở ban, ngành, đại biểu các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bảo Yên.
Lễ cầu mưa của dân tộc Hrê

Lễ cầu mưa của dân tộc Hrê

Media - BDT - 4 giờ trước
Người Hrê là một trong những DTTS sinh sống lâu đời ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, như các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây. Trong đời sống thường ngày, cũng như trong các nghi lễ truyền thống, người Hrê luôn gìn giữ mối quan hệ gắn bó sâu sắc với thiên nhiên. Họ sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa, trồng bắp, nuôi gia súc và gắn bó với núi rừng như một phần máu thịt.
Việt Nam được xếp vào nhóm

Việt Nam được xếp vào nhóm "rủi ro thấp" trong Quy định chống phá rừng của EU là bước tiến quan trọng cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, các quốc gia thuộc nhóm “rủi ro thấp” sẽ được áp dụng quy trình kiểm soát đơn giản hơn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và xuất khẩu.
Lào Cai hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Lào Cai hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Lào Cai có 84 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, chiếm khoảng 1,2% tổng số dự án đầu tư toàn xã hội trên địa bàn. Trong số đó có 58 dự án đã đi vào hoạt động nhưng có tới 33 dự án (chiếm 57%) đang gặp khó khăn, cần được hỗ trợ, tháo gỡ hoặc phải dừng hoạt động.
9 tỉnh có nguy cơ rất cao lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn

9 tỉnh có nguy cơ rất cao lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Rạng sáng 23/5, khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Dự báo mưa lớn còn kéo dài trong 3-6 giờ tới, cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.