Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huyện Thuận Nam (Ninh Thuận): Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào DTTS

Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước

Thuận Nam là một trong những địa phương giàu bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào các DTTS của tỉnh Ninh Thuận. Nhiều năm qua, cấp ủy đảng và chính quyền các cấp luôn quan tâm huy động các nguồn lực chăm lo bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các DTTS sinh sống ở địa phương. Đặc biệt là từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), nguồn hỗ trợ đầu tư từ Chương trình đã tạo động lực để huyện thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch.

Các nghệ nhân xã Phước Hà tái hiện nghi thức lễ cúng ăn đầu lúa mới của đồng bào Raglay.
Các nghệ nhân xã Phước Hà tái hiện nghi thức Lễ cúng ăn đầu lúa mới của đồng bào Raglay

Huyện Thuận Nam hiện có 4.781 hộ với 21.203 khẩu là đồng bào DTTS, chiếm 27,8% dân số toàn huyện. Trong đó, đồng bào dân tộc Chăm có 3,820 hộ với 17.318 khẩu, sinh sống tập trung ở 2 xã Phước Nam và Phước Ninh; đồng bào dân tộc Raglay có 912 hộ với 3.772 khẩu, sinh sống tập trung ở xã Phước Hà. Đồng bào Chăm và đồng bào Raglay có nền văn hóa đặc sắc với nhiều loại nhạc cụ truyền thống, nhiều điệu múa, sử thi, dân ca và nhiều lễ hội truyền thống độc đáo được lưu truyền lâu đời trong dân gian.

Ngày 20/6/2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL ghi danh Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngày 02/02/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 149/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ ăn mừng đầu lúa mới của người Raglay xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Các nghệ nhân xã Phước Hà truyền dạy kỹ năng biểu diễn mã la.
Các nghệ nhân xã Phước Hà truyền dạy kỹ năng biểu diễn mã la

Triển khai Dự án 6, Chương trình MTQG 1719, huyện Thuận Nam tập trung thực hiện nhiều nội dung bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Chăm và đồng bào Raglay gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện. 

Bao gồm: Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm tư liệu văn hóa di sản truyền thống; Chương trình nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; Tổ chức bảo tồn và khai thác các lễ hội truyền thống xây dựng sản phẩm du lịch; Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống; Xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian; Hỗ trợ hoạt động đội văn nghệ truyền thống; Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu; Hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị; Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; Xây dựng mô hình sinh thái kết hợp nhà truyền thống dân tộc gắn với phát triển khu lịch...

Nghệ nhân Ưu tú Tà Thía Banh ở xã Phước Hà truyền dạy biểu diễn kèn bầu.
Nghệ nhân Ưu tú Tà Thía Banh ở xã Phước Hà truyền dạy biểu diễn kèn bầu

Tính riêng trong năm 2024, huyện Thuận Nam được ngân sách Trung ương phân bổ 1.921 triệu đồng thực hiện Dự án 6 Chương trình MTQG 1719. Đến nay vốn sự nghiệp đã giải ngân 401,4 triệu đồng/662,9 triệu đồng, đạt 60,5%. Trong đó, hỗ trợ mua sách để trang bị tủ sách cộng đồng cho các thôn Giá, Trà Nô, Rồ Ôn, Là A, Tân Hà, Văn phòng một cửa thuộc xã Phước Hà và thôn Phước Lập Tam Lang, thuộc xã Phước Nam; Tổ chức mở một lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 30 học viên; Tổ chức một lớp truyền dạy trống ghi năng cho 50 học viên và một lớp truyền dạy sử dụng kèn saranai cho 33 học viên vùng đồng bào Chăm xã Phước Ninh; Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị (trống baranưng, lục lạc) tại các thôn Hiếu Thiện, Vụ Bổn và Tân Bổn thuộc xã Phước Ninh; Tổ chức mở một lớp truyền dạy mã la cho 40 học viên đồng bào Raglay xã Phước Hà.

Đội mã la của đồng bào Raglay xã Phước Hà biểu diễn phục vụ các sự kiện văn hóa ở địa phương.
Đội mã la của đồng bào Raglay xã Phước Hà biểu diễn phục vụ các sự kiện văn hóa ở địa phương

Vốn đầu tư thực hiện Dự án 6 của huyện Thuận Nam đến nay đã giải ngân 1.151,6 triệu đồng, đạt 84,24% kế hoạch vốn đầu tư. Thực hiện chuyển tiếp công trình xây dựng Nhà truyền thống xã Phước Hà đã giải ngân 285,2 triệu đồng, đạt 83,9% nguồn vốn. Công trình chuyển tiếp nhà văn hóa các thôn Hiếu Thiện, Vụ Bổn thuộc xã Phước Ninh đã giải ngân 410 triệu đồng, đạt 84,5% vốn đầu tư; công trình chuyển tiếp xây nhà truyền thống thôn Văn Lâm 2 đã giải ngân 456 triệu đồng, đạt 84% vốn đầu tư...

Nghệ nhân Ưu tú Phú Bình Đồn, ở xã Phước Ninh phấn khởi chia sẻ: “Đồng bào Chăm chúng tôi vui mừng được Nhà nước quan tâm đầu tư Chương trình MTQG 1719, tạo điều kiện phát triển nâng cao toàn diện đời sống đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, có Dự án 6 với nhiều hạng mục đầu tư thiết thực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch. Với vai trò Nghệ nhân Ưu tú, bản thân tôi tích cực tham gia truyền dạy biểu diễn các loại nhạc cụ truyền thống cho con cháu, tích cực góp phần bảo tồn văn hóa của đồng bào Chăm”.

Các nhạc công nhỏ tuổi xã Phước Ninh tập đánh trống baranưng.
Các nhạc công nhỏ tuổi xã Phước Ninh tập đánh trống baranưng

Bà Nguyễn Thị Mai Xuân, Trưởng Phòng Văn hóa -Thông tin huyện Thuận Nam cho biết, Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 được UBND huyện Thuận Nam quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã triển khai khẩn trương thực hiện bảo đảm giải ngân đúng tiến độ. Nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời tạo cơ sở vật chất, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào DTTS nhằm thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm vùng đất Thuận Nam giàu tiềm năng du lịch trong thời gian tới. 

Các nhạc công thiếu nhi ở xã Phước Ninh được đào tạo biểu diễn nhạc cụ Chăm từ Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719.
Các nhạc công thiếu nhi ở xã Phước Ninh được đào tạo biểu diễn nhạc cụ Chăm từ Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719
Nghệ nhân Ưu tú Phú Bình Đồn luôn đồng hành, tận tâm truyền dạy biểu diễn nhạc cụ Chăm và đạo diễn múa các chương trình văn nghệ xã Phước Ninh.
Nghệ nhân Ưu tú Phú Bình Đồn luôn đồng hành, tận tâm truyền dạy biểu diễn nhạc cụ Chăm và đạo diễn múa các chương trình văn nghệ xã Phước Ninh
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mường ở Phú Thọ

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mường ở Phú Thọ

Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm-nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang được chính quyền địa phương và người dân nơi đây đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy giá trị bằng nhiều giải pháp tích cực nhằm gắn với phát triển du lịch.
Tin nổi bật trang chủ
Đăk Tô (Kon Tum): Hội thi sáng kiến truyền thông “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Đăk Tô (Kon Tum): Hội thi sáng kiến truyền thông “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Tin tức - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 22/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Hội thi sáng kiến truyền thông về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2024.
250 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024

250 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 22/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024 (Ban Chỉ đạo Đại hội) tổ chức Họp báo thông tin về các hoạt động của Đại hội đến các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương. Ông Nguyễn Nguyên Quân - Trưởng ban Dân tộc TP. Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hà Nội lần thứ IV, năm 2024, chủ trì buổi họp báo.
Huyện Thuận Nam (Ninh Thuận): Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào DTTS

Huyện Thuận Nam (Ninh Thuận): Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào DTTS

Chương trình 1719 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Thuận Nam là một trong những địa phương giàu bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào các DTTS của tỉnh Ninh Thuận. Nhiều năm qua, cấp ủy đảng và chính quyền các cấp luôn quan tâm huy động các nguồn lực chăm lo bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các DTTS sinh sống ở địa phương. Đặc biệt là từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), nguồn hỗ trợ đầu tư từ Chương trình đã tạo động lực để huyện thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch.
Khát vọng khởi nghiệp ở vùng cát trắng Chu Lai

Khát vọng khởi nghiệp ở vùng cát trắng Chu Lai

Khởi nghiệp - Tiêu Dao - 3 giờ trước
Mang trong mình hoài bão khởi nghiệp, làm đổi thay cho quê hương cát trắng Chu Lai (huyện Núi Thành, Quảng Nam), chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Vũ quyết tâm khởi nghiệp bằng những sản phẩm nông nghiệp, dược liệu có giá trị. Để rồi hôm nay có được cơ ngơi hơn 10.000 mét vuông trang trại trồng nấm cùng những sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao trên vùng đất cát gian khó này, ít ai biết "ông" chủ này đã phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, tư duy lao động sản xuất đến nhường nào.
Bình Dương tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối vùng

Bình Dương tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối vùng

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Dù còn gặp phải nhiều khó khăn, nhưng trong 9 tháng năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn tăng 7,05% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi và có đơn hàng xuất khẩu trở lại. Thời gian tới, tỉnh sẽ nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm kết nối vùng...
Phát triển "Báu vật" của rừng

Phát triển "Báu vật" của rừng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước. Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang ở Lạc Sơn. Phát triển "Báu vật" của rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có

Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có "nghề trong tay"

Xã hội - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị đã tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động DTTS. Cùng với đó, nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động DTTS được triển khai. Nhờ đó, từ đầu năm 2024 đến nay số lao động người DTTS có việc làm ở các huyện miền núi ngày càng tăng.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 4 giờ trước
Những năm qua, từ các chính sách thiết thực dành cho vùng đồng bào DTTS cũng như những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra những tác động tích cực cho công tác bình đẳng giới vùng DTTS. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp bách đối với phụ nữ và trẻ em. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Khởi sắc vùng DTTS Nghệ An nhìn từ hạ tầng cơ sở

Khởi sắc vùng DTTS Nghệ An nhìn từ hạ tầng cơ sở

Công tác Dân tộc - An Yên - 4 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành nhiều tỷ đồng, đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở vùng DTTS Nghệ An. Nhờ thế, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, đồng bào được thụ hưởng tốt hơn những lợi ích từ các dự án mang lại.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi luật, nhằm đáp ứng yêu cầu tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quản lý dược

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi luật, nhằm đáp ứng yêu cầu tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quản lý dược

Thời sự - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Sáng 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Giải bài toán thiếu nguồn, ít đảng viên ở vùng biên Phong Thổ

Giải bài toán thiếu nguồn, ít đảng viên ở vùng biên Phong Thổ

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Vương Trang - 5 giờ trước
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ thể sống chứ không phải thần thánh, không phải tự nhiên có mà do chính Nhân dân và tổ chức xây dựng nên…”. Thấm nhuần lời Bác, công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ luôn được cấp ủy đảng, chính quyền huyện Phong Thổ (Lai Châu) quan tâm chú trọng. Trong đó, địa phương đã xác định rõ những khó khăn, rào cản trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo lớp đảng viên trẻ kế cận đội ngũ cán bộ tương lai ở khu vực biên giới để có giải pháp phù hợp.