Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quan niệm về sự tái sinh trong Lễ bỏ mả của người Gia Rai

Xuân Toản - 3 giờ trước

Lễ bỏ mả là lễ hội truyền thống lớn nhất, nổi trội nhất và quy tụ nhiều người tham dự nhất trong tất cả hệ thống lễ hội truyền thống của người Gia Rai. Lễ bỏ mả chứa đựng một kho tàng văn hóa dân gian đầy sắc màu, ở đó mọi quan niệm về vũ trụ, về thần linh, về những triết lý nhân sinh được biểu đạt một cách rõ ràng và mang những giá trị nhân văn to lớn.

Nghi thức uống rượu cần trong Lễ bỏ mả. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Nghi thức uống rượu cần trong Lễ bỏ mả. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Lễ bỏ mả là cuộc trình diễn nghệ thuật lớn nhất, phong phú nhất và cũng mang tính tổng hợp nhất. Trong cuộc trình diễn đó, nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian được trình diễn một cách thuần thục, mang tính biểu tượng cao với đầy đủ trạng thái, trong vang vọng tiếng cồng chiêng, lúc dặt dìu réo rắt, lúc vui tươi phấn khởi”.


Ngô Văn DoanhPGS.TS.

Người Gia Rai quan niệm, cái chết không phải là hết mà đó là sự tái sinh, đầu thai làm kiếp khác, đó là sự chuyển đổi trạng thái của một thực thể. Trong đó, ý niệm về sự sinh thành hay là sự tái sinh được biểu hiện rõ ràng và thống nhất trong Lễ bỏ mả. Vì vậy, người mất sau một thời gian nhất định, tùy vào điều kiện của từng gia đình sẽ làm Lễ bỏ mả để tiễn đưa linh hồn của người mất về với thế giới của ông bà, tổ tiên, cũng là để chuyển trạng thái cho linh hồn của người mất được sống trong thế giới Atâu (thế giới người âm) và đầu thai kiếp khác, tái sinh trở lại. Đó cũng là một trong những điều khiến người Gia Rai không có tục thờ phụng tổ tiên như nhiều dân tộc khác.

Người Gia Rai làm Lễ bỏ mả được tiến hành ba bước theo tuần tự, cụ thể: Dựng nhà mả, nghi lễ tiễn đưa linh hồn người mất về với thế giới Atâu, nghi lễ giải phóng cho người sống. Trong Lễ bỏ mả, nhiều hoạt động biểu hiện cho sự tái sinh được thể hiện. Nhà mả (nhà mồ) được làm trước khi diễn ra Lễ bỏ mả. Các chi tiết trang trí từ hàng rào, hệ thống tượng, cột kút, cột klao, bộ mái đều có chạm khắc những hình ảnh, biểu tượng mang tính phồn thực, biểu hiện cho ý niệm của sự tái sinh. Hệ thống tượng ở hàng rào với những hình ảnh người mẹ mang bầu, nam nữ trong tư thế giao hoan, nam nữ để lộ sinh thực khí; các cột tượng mồ. Đặc biệt là các cột klao, cột kút của người Gia Rai có khắc họa một hình tượng hết sức sống động - sinh thực khí của bà Kroih (một nhân vật trong truyền thuyết của người Gia Rai, là người có công dạy dân trồng bông, dệt vải).

Chuối được trồng xung quanh nhà mồ (Ảnh: Xuân Toản)
Chuối được trồng xung quanh nhà mồ (Ảnh: Xuân Toản)

Bên cạnh các chi tiết mang tính phồn thực kể trên, trên đường nóc nhà mồ biểu tượng cho sự tái sinh được thể hiện thông qua một chi tiết chạm khắc mà bất kể ngôi nhà mồ nào của người Gia Rai ở vùng Chư Păh đều có, đó là họa tiết cành lá uốn cong đối xứng ở hai đầu đường nóc. Ông Rơchâm Uy, ở xã Ia Mơnông, huyện Chư Păh cho biết, họa tiết trên là hình ảnh tượng trưng cho cây brang – một loại cây rừng thuộc loài dây leo, cành và lá sum suê. Hạt cây khi già sẽ rụng xuống, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm, sinh trưởng, phát triển nên cây mới. Quá trình chuyển tiếp chu kỳ sinh trưởng của cây brang được người Gia Rai ví như chu kỳ của vòng đời con người, vì vậy, họ chọn cây brang để làm biểu tượng cho sự tái sinh trang trí trên đường nóc nhà mồ.

Ngoài ra, trong khu vực nhà mồ, người Gia Rai còn trồng thêm các loại cây chuối, cây mía, thả gà con vào trong nhà mồ hoặc rải các hạt thóc lên mái nhà mồ nhằm tượng trưng cho một sự sống mới được bắt đầu. Tất cả các chi tiết nêu trên đều biểu thị cho sự tái sinh hay quan niệm về sự sinh thành của người Gia Rai trong đời sống tâm linh.

PGS.TS. Ngô Văn Doanh nhận định: Lễ bỏ mả là cuộc trình diễn nghệ thuật lớn nhất, phong phú nhất và cũng mang tính tổng hợp nhất. Trong cuộc trình diễn đó, nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian được trình diễn một cách thuần thục, mang tính biểu tượng cao với đầy đủ trạng thái, trong vang vọng tiếng cồng chiêng, lúc dặt dìu réo rắt, lúc vui tươi phấn khởi. Trong nghi lễ chính thức ấy, biểu tượng của sự tái sinh một lần nữa được thể hiện qua hình ảnh các con rối với tư thế nam nữ giao hoan. Dưới bàn tay khéo léo của người điều khiển, các động tác giao hoan cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, càng làm cho ý niệm về sự tái sinh thêm sinh động, đầy biểu cảm trước những trầm trồ, thán phục của người tham dự lễ hội.

Sau nghi lễ tiễn đưa người đã mất, người Gia Rai làm nghi lễ giải phóng cho người sống. Lúc này thân nhân của người đã mất tắm rửa, thay quần áo mới, hòa vào dòng người cùng vui chơi với dân làng trong tiếng cồng, tiếng chiêng vui nhộn.

Như vậy, cùng với những giá trị văn hóa dân gian độc đáo, Lễ bỏ mả của người Gia Rai chứa đựng một giá trị nhân văn to lớn, đó là sự chia tay với người mất, giải phóng cho người sống. Đặc biệt, ý niệm về sự tái sinh hay là sự sinh thành được biểu hiện một cách rõ nét và đầy biểu cảm, được lưu truyền từ xưa đến nay.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghệ nhân Ưu tú Hà Nam Ninh "nặng lòng" với chữ Thái ở xứ Thanh

Nghệ nhân Ưu tú Hà Nam Ninh "nặng lòng" với chữ Thái ở xứ Thanh

Mong muốn tiếng nói, chữ viết của dân tộc không bị mai một, Nghệ nhân Ưu tú Hà Nam Ninh đã miệt mài nghiên cứu và truyền dạy chữ Thái cổ. Từ những lớp học đầu tiên đến việc biên soạn tài liệu và tham gia giảng dạy tại các chương trình học, ông Ninh đã và đang góp phần gìn giữ “hồn cốt” văn hóa của dân tộc Thái cho các thế hệ sau.
Tin nổi bật trang chủ
Lào Cai: Theo dõi điều tiết, bảo đảm cung ứng con giống tái đàn khôi phục sinh kế sau mưa lũ

Lào Cai: Theo dõi điều tiết, bảo đảm cung ứng con giống tái đàn khôi phục sinh kế sau mưa lũ

Kinh tế - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sau mưa lũ, hiện nay các địa phương của tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung khôi phục sản xuất; việc bảo đảm đủ nguồn cung về cây, con giống có ý nghĩa hết sức quan trọng đáp ứng nhu cầu tái đàn, khôi phục sinh kế cho bà con nông dân.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024 họp phiên trù bị

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024 họp phiên trù bị

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Sáng 31/10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hậu Giang, đã diễn ra phiên họp trù bị Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024. Tham dự phiên trù bị có: Ông Nguyễn Hoàng Triệu - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội, Trưởng ban Tổ chức Đại hội; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; cùng 250 đại biểu chính thức là những Người có uy tín tiêu biểu, đại diện cho trên 33.000 đồng bào DTTS của 8 huyện, thị xã, thành phố.
Triển khai nhiều giáp pháp đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nơi vùng biên xứ Thanh

Triển khai nhiều giáp pháp đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nơi vùng biên xứ Thanh

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Sau những nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ở vùng đồng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa, đến nay đã chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, tỷ lệ tảo hôn giảm nhưng không đáng kể, đặc biệt tình trạng này đang xảy ra chủ yếu tại khu vực các huyện biên giới đặc biệt khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Minh Triết - 2 giờ trước
Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Qua đó, kịp thời hỗ trợ đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống, có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, đời sống tinh thần cũng được nâng lên rõ rệt.
Phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Với nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, những năm gần đây, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.
Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 3, Quảng Ninh tiếp tục đối diện với nguy cơ cháy rừng lớn. Mùa nước nổi ở vùng cao Mường Lay. Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quan niệm về sự tái sinh trong Lễ bỏ mả của người Gia Rai

Quan niệm về sự tái sinh trong Lễ bỏ mả của người Gia Rai

Sắc màu 54 - Xuân Toản - 3 giờ trước
Lễ bỏ mả là lễ hội truyền thống lớn nhất, nổi trội nhất và quy tụ nhiều người tham dự nhất trong tất cả hệ thống lễ hội truyền thống của người Gia Rai. Lễ bỏ mả chứa đựng một kho tàng văn hóa dân gian đầy sắc màu, ở đó mọi quan niệm về vũ trụ, về thần linh, về những triết lý nhân sinh được biểu đạt một cách rõ ràng và mang những giá trị nhân văn to lớn.
“Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

“Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu"

Tin tức - Minh Thu - 3 giờ trước
Đây là chủ đề của Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024, sẽ được UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức trong tháng 12. Theo thông tin từ Ban Tổ chức, tại Fesstival Hoa Đà Lạt năm nay, sẽ có nhiều chương trình đặc sắc và ấn tượng.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả từ bảo đảm dân chủ ở cơ sở

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả từ bảo đảm dân chủ ở cơ sở

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 3 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để Cao Bằng giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh đã chú trọng công tác giám sát, bảo đảm dân chủ ở cơ sở, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả các công trình, dự án thuộc Chương trình MTQG 1719.
Hỗ trợ nhà ở giúp hộ nghèo DTTS an cư

Hỗ trợ nhà ở giúp hộ nghèo DTTS an cư

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Nhà ở là một trong ba nhu cầu cơ bản, thiết yếu và cốt lõi nhất của mỗi người, đặc biệt là các hộ nghèo vùng DTTS và miền núi. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề nhà ở cho Nhân dân, nhất là các hộ gia đình nghèo tại khu vực nông thôn, khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lụt vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sông Hinh (Phú Yên) nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG 1719

Sông Hinh (Phú Yên) nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Theo báo cáo của UBND huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, trong 3 năm (từ 2022 - 2024), tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện là hơn 148 tỉ đồng.