Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia

Minh Thu - 09:10, 24/11/2024

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu cao quý “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.

Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đón nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế” từ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.
Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đón nhận Danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế” từ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương

Tại buổi lễ, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã giới thiệu về lịch sử áo dài. Theo ông Hải, áo ngũ thân, tiền thân của áo dài Việt Nam hiện đại vốn ra đời ở Đàng Trong, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân. Đây là kết quả của sự sáng tạo của cư dân Việt trên con đường Nam tiến, mở rộng cương thổ đất nước về phía Nam.

Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của Áo dài trong cuộc sống đương đại. Đồng thời, đề xuất lãnh đạo tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng bộ hồ sơ khoa học “Tri thức may, mặc Áo dài Huế” đệ trình UNESCO xem xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại".


Ông Phan Thanh HảiGiám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ năm 1744, vị chúa Nguyễn đời thứ 8 ở Đàng Trong là Nguyễn Phúc Khoát đã quyết định chọn loại trang phục này làm thường phục cho toàn thể Nhân dân Đàng Trong (từ sông Gianh Quảng Bình đến hết vùng đất miền Nam hiện nay). Đến đầu thế kỷ XIX, trong thời kỳ đất nước thống nhất, Hoàng đế Minh Mạng lại tiếp tục chọn áo Ngũ thân làm trang phục chung cho toàn thể Nhân dân Việt Nam. 

Trong khoảng thời gian từ 1837 - 1945, áo Ngũ thân rất phổ biến ở cả hai miền Nam Bắc, và được xem là Quốc phục của người Việt và được xem là trang phục trang trọng, kín đáo, mang nhiều ý nghĩa rất nhân văn, phù hợp với vóc dáng hình thể cũng như tâm tư tình cảm của người Việt.

Trải qua chiều dài lịch sử hơn 300 năm, các thế hệ nghệ nhân xứ Huế đã tích lũy nhiều Tri thức may, mặc áo dài, được biểu tượng hóa rõ nét hệ chuẩn mực giá trị thẩm mỹ và đạo đức, luân lý của xã hội. Bước vào thời kỳ hiện đại, áo dài Huế vẫn được nhiều đối tượng sử dụng, phổ biến nhất là học sinh, sinh viên, viên chức, lớp người trung niên, cao niên, chị em làm nghề buôn bán nhỏ ở các cửa hiệu, chợ...

Bên cạnh vẻ đẹp thanh lịch và trang nhã truyền thống, chiếc áo dài còn nhắc nhở người mặc về đạo lý làm người, nhắc nhở mỗi người dân phải nâng niu, trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của ông cha để lại, tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp để lưu truyền cho mai sau.

Thời gian gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ). Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa thiên Huế nỗ lực nghiên cứu, xây dựng và triển khai Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” với nhiều nội dung phong phú. 

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định phê duyệt Đề án, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai có hiệu quả hoạt động quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế trong cộng đồng quốc tế, hướng đến phát triển thương hiệu Huế - Kinh đô Áo dài. 

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững. Thiết kế, may đo Áo dài vừa là một ngành nghề thủ công lại vừa là một ngành thiết kế sáng tạo đặc biệt, tạo nên những sản phẩm ấn tượng, có tính phổ biến rất cao… Đây chính là hướng phát triển công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời bảo tồn, lan tỏa giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế.

Ở Cố đô Huế, áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ hội và cả trong đời thường (Ảnh minh họa).
Ở Cố đô Huế, áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ hội và cả trong đời thường. (Ảnh minh họa)

Theo ông Phan Thanh Hải, với Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức may, mặc áo dài Huế”, Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên trong cả nước có di sản Áo dài được vinh danh.

Đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị. Ngành Văn hóa và Thể thao đang quyết tâm phối hợp với các ban, ngành, đặc biệt là cộng đồng người dân Huế, gìn giữ phát huy tốt hơn di sản này. Biến di sản trở thành nguồn lực cho sự phát triển.

Trong định hướng phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Huế, áo dài sẽ là sản phẩm tiêu biểu của Huế. Đây sẽ là sản phẩm chủ lực để phát triển nhanh và bền vững đúng theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, nhất là trước thềm Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào đầu năm 2025. 

"Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của Áo dài trong cuộc sống đương đại. Đồng thời, đề xuất lãnh đạo tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng bộ hồ sơ khoa học “Tri thức may, mặc Áo dài Huế” đệ trình UNESCO xem xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại",  ông Phan Thanh Hải khẳng định.

Ở Cố đô Huế, áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ hội và cả trong đời thường. Huế tự hào là địa phương đầu tiên của Việt Nam tổ chức một lễ hội để tôn vinh vẻ đẹp của áo dài. Lần đầu tiên Lễ hội áo dài được tổ chức trong kỳ Festival Huế 2002. 

Từ đó đến nay, liên tục và đều đặn các lễ hội áo dài được tổ chức không chỉ trong các kỳ festival. Áo dài Huế là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa, thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn hóa, hướng đến là một sản phẩm công nghiệp văn hoá để phục vụ du lịch. 

Từ nhiều năm qua, cùng với việc miễn phí vé cho du khách mặc áo dài vào tham quan Hoàng cung và các khu di tích, Huế đã phát triển các điểm cho thuê áo dài với nhiều loại hình phong phú... Áo dài cũng trở thành sản phẩm du khách may trong ngày để có chiếc áo dài Huế ưng ý, hoặc món quà lưu niệm mua về tặng bạn bè, người thân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở Sơn Dương

Hiệu quả xóa đói giảm nghèo ở Sơn Dương

Công tác Dân tộc - PV - 23:04, 09/12/2024
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đang từng bước thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát và hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế, đảm bảo đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2025.
Cao Bằng nỗ lực triển khai Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng nỗ lực triển khai Chương trình MTQG 1719

Media - BDT - 20:55, 09/12/2024
Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều hoạt động để nỗ lực đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Bình Định: Sau gần 17 năm thu hồi đất vẫn chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho người dân

Pháp luật - Tiếng Dân - 20:47, 09/12/2024
Dự án xây dựng Khu Phi thuế quan, Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) bắt đầu thực hiện công tác bồi thường GPMB cho các hộ dân từ đầu năm 2007. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, việc bồi thường cho những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án chưa chính xác, khiến cho việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Trong đó có hộ ông Huỳnh Văn Cảnh đã “đội đơn” khiếu nại khắp nơi nhưng quyền lợi vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.
Đổi thay ở Đăk Tơ Ver

Đổi thay ở Đăk Tơ Ver

Công tác Dân tộc - Hòa Bình - 20:34, 09/12/2024
Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.
Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Người có uy tín - “cầu nối” ý Đảng lòng dân

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 20:31, 09/12/2024
Những Người có uy tín, trưởng thôn gương mẫu tại huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn đến từng hộ dân, bằng uy tín của mình đã trở thành cầu nối quan trọng đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Chong đèn “nuôi” hoa Tết

Chong đèn “nuôi” hoa Tết

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 9/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc, Chong đèn “nuôi” hoa Tết, “Cao nguyên trắng” Bắc Hà - Điểm đến hấp dẫn vùng Tây Bắc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng

Thanh Hóa: Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng

Du lịch - Minh Nhật - 20:26, 09/12/2024
Tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (Trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.
Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cà Mau quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Tào Đạt - 20:18, 09/12/2024
Với hơn 235 tỷ đồng thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở đối với các hộ đủ điều kiện.
Hà Giang: Hơn 900 ngôi nhà tạm, nhà dột nát được khởi công, xây dựng

Hà Giang: Hơn 900 ngôi nhà tạm, nhà dột nát được khởi công, xây dựng

Xã hội - Hà Linh - 20:15, 09/12/2024
Với cách làm theo hướng đa dạng hóa nguồn lực trên tinh thần “ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều”, sau hơn 1 tháng triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, đến nay tỉnh Hà Giang đã có hơn 900 ngôi nhà được khởi công, xây dựng.
Thuận Nam (Ninh Thuận): Bàn giao 126 con bò giống cho đồng bào Raglay xã Phước Hà

Thuận Nam (Ninh Thuận): Bàn giao 126 con bò giống cho đồng bào Raglay xã Phước Hà

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 17:51, 09/12/2024
Trong hai ngày 7 và 8/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam phối hợp UBND xã Phước Hà tổ chức bàn giao 126 bò cái giống sinh sản cho đồng bào Raglay thuộc diện hộ cận nghèo. Kinh phí hỗ trợ bò giống từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Quảng Ngãi: Ngăn chặn việc lợi dụng chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát để phá rừng

Quảng Ngãi: Ngăn chặn việc lợi dụng chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát để phá rừng

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 17:47, 09/12/2024
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, tránh trường hợp lợi dụng chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát để phá rừng.